TTO - Du khách đến Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế có thể chiêm ngưỡng khu cổ vật Champa tại trụ sở số 3 Lê Trực, TP Huế kể từ ngày 23-11.
|
Có 28 cổ vật Chàm được giới thiệu tại phòng trưng bày - Ảnh: NHẬT LINH |
28 hiện vật được lựa chọn trong sưu tập 86 hiện vật Champa của bảo tàng được tái trưng bày tại căn phòng rộng 87m2 nằm ở góc trái phía sau của trụ sở số 3 Lê Trực, mời gọi du khách vào xem.
Đó là những tượng thờ, linh vật, vật trang trí kiến trúc khá điển hình cho văn hóa Champa có niên đại trải dài từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14-15.
Căn phòng này vốn là “phòng Chàm” (Section des Antiquités Cham) của Bảo tàng Khải Định xưa, từng trưng bày tác phẩm điêu khắc Champa giai đoạn 1928 - 1945.
Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế cho biết sưu tập 86 hiện vật của bảo tàng bắt đầu được Hội Đô Thành Hiếu Cổ (A.A.V.H.) sưu tầm trong những thập niên đầu thế kỷ 20, từ những phế tích tại khu vực Huế và Quảng Trị.
Đến năm 1927-1928 thì hiện vật được chuyển về từ Trà Kiệu, Quảng Nam. Năm 1934, hiện vật tiếp tục được chuyển về từ tháp Mẫm, Bình Định.
Việc tái trưng bày hiện vật quý giá sau 71 năm "im ỉm trong kho" khiến giới yêu văn hóa nghệ thuật đất cố đô rất háo hức.
Khu cổ vật Champa mở cửa phục vụ du khách từ 7g-17g hằng ngày.
|
Tượng đạo sĩ Bà La Môn tại phòng trưng bày - Ảnh: NHẬT LINH |
|
Du khách thích thú khi được chiêm ngưỡng những cổ vật Chàm quý giá - Ảnh: NHẬT LINH |
|
Những cổ vật này được khai quật tại vùng châu Ô, châu Lý ngày xưa… - Ảnh: NHẬT LINH |
|
Du khách thích thú khi được chiêm ngưỡng những cổ vật Chàm quý giá - Ảnh: NHẬT LINH |
|
Sơ đồ các đền tháp Chăm ở miền Trung được giới thiệu tại phòng trưng bày - Ảnh: NHẬT LINH |
|
Du khách thích thú khi được chiêm ngưỡng những cổ vật Chàm quý giá - Ảnh: NHẬT LINH |
|
Đầu tượng Phật - Ảnh: NHẬT LINH |
|
Tượng chim thần Garuda - Ảnh: NHẬT LINH |
NHẬT LINH