Thể thao

Những tài năng sân cỏ Việt 'sớm nở tối tàn'

Bóng đá Việt Nam không hiếm tài năng, nhưng không phải ai cũng có thể trưởng thành và tỏa sáng.

Văn Quyến không thể trưởng thành để tỏa sáng tương xứng với tài năng của anh. Ảnh: KL.
quyen-6908-1389859783.jpg

Chuyện "thần đồng" bóng đá Nguyễn Minh Thành (Thế Vọng) được phát hiện tài năng từ giải nhi đồng, nhưng sau đó lại sinh hư, lêu lổng, trước khi chết một cách bi thảm vì tai nạn, khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối. Số phận của Minh Thành thật ngắn ngủi và sự nghiệp cầu thủ của em cũng sớm đứt gánh giữa đường khi tài năng chỉ bị lợi dụng, trước khi em bị người ta đẩy ra đường. Bóng đá Việt Nam không thiếu những tài năng trẻ như Minh Thành, nhưng chẳng phải ai cũng được nuôi dưỡng trong một môi trường thực sự “sạch”, quý trọng nhân tài. Đó là lý do mà rất nhiều những tài năng trẻ, đã bị thui chột, dù không ít người đến giờ vẫn đang nỗ lực trở lại sân cỏ.

Thành công của lứa U19 với nòng cốt là Học viện HAGL mang đến nhiều tín hiệu đáng mừng. Nhìn vào thế hệ tài năng ấy, nhiều người đã kỳ vọng vào một tương lai sáng sủa của các em và nền bóng đá Việt Nam. Thế nhưng, đây không phải là lần đầu tiên đội tuyển trẻ bóng đá Việt Nam thi đấu thành công ở sân chơi khu vực, thậm chí châu lục. Trong quá khứ, bóng đá Việt Nam từng gây nhiều tiếng vang lớn. Nhìn vào thế hệ U19 với những “gà nòi” của bầu Đức, người hâm mộ lại nhớ về một thời của những Văn Quyến, Minh Đức ở đội U16 năm nào…

14 năm trước, bóng đá Việt Nam từng chứng kiến một thế hệ cầu thủ tài năng ra đời, đó là lứa của Văn Quyến, Anh Cường, Như Thuật, Lâm Tấn, Quang Tuấn, Đức Anh, Minh Đức...Thời ấy, U16 Việt Nam tung hoành tại vòng chung kết U16 châu Á năm 2000 ở Đà Nẵng, trong đó phải kể đến chiến thắng lịch sử trước U16 Trung Quốc và Văn Quyến là người ghi dấu ấn đậm nét. 

Và sau bước đệm ấy, bóng đá Việt Nam hồ hởi, kỳ vọng vào một thế hệ tài năng, sẽ là tương lai của bóng đá nước nhà. Thế nhưng, sau khi nổi đình nổi đám ở sân chơi châu lục, thế hệ tài năng của Văn Quyến cứ mờ nhạt dần, rồi mất tích hẳn trong làng bóng Việt Nam. Ngoại trừ Minh Đức một vài lần lên tuyển, Văn Quyến được gọi trở lại sau khi dính chàm tại SEA Games 23, những cầu thủ còn lại đều mỗi người một nơi, có người đã bỏ hẳn bóng đá.

Phát hiện ra tài năng bóng đá đã khó, nhưng làm sao để nuôi dưỡng những tài năng đó thành người lại là cả vấn đề lớ. Có một thực tế, bất chấp sự tiến bộ không ngừng của các đội trẻ thời gian qua, nhưng cơ hội để những cầu thủ này tại V-League vẫn gần như không có. Đây chính là nguyên nhân chính khiến các cầu thủ trẻ không có môi trường để trưởng thành, khiến cho công tác huấn luyện cầu thủ khi được gọi lên đội Olympic gần như bắt đầu từ con số không. Khi nắm đội U23, HLV Calisto từng than thở: “Không biết ở CLB các cầu thủ được họ đào tạo như thế nào mà lên tuyển lại yếu kém như vậy”. 

Thái Sung không thể phát triển ở môi trường bóng đá Việt. Ảnh: KL.
sung-9412-1389859783.jpg

Nhiều tài năng đã không được người lớn quan tâm tới nơi tới chốn. Đó là trường hợp của Thái Sung - tài năng trẻ từng có mặt trong danh sách đội U19 Việt Nam năm 2012. Sau thành công của đội U19 vừa qua, người ta đã quên hẳn Thái Sung. Anh là gương mặt trẻ đầu tiên của bóng đá Việt Nam giành suất học bổng gần 3 năm ở Học viện bóng đá Aspire. Chính các chuyên gia của Học viện danh tiếng nhận xét: “Thái Sung thực sự là một tiềm năng và nếu như các bạn không khai phá, sẽ rất đáng tiếc”. Thái Sung thậm chí còn không được trọng dụng ở đội trẻ Đà Nẵng. Đơn giản vì những gì em học ở nước ngoài, không hợp với phong cách chơi bóng của các CLB Việt Nam.

Sau bước khởi đầu, còn quá nhiều thứ để các cầu thủ trẻ học hỏi, cả chuyên môn lẫn văn hóa. Được phát triển trong môi trường chuyên nghiệp, các tài năng trẻ mới không bị thui chột.

Phương Anh

NgoiSao.net

Những tài năng sân cỏ Việt 'sớm nở tối tàn' - Ngôi sao


© 2021 FAP
  1,172,615       245/3,686