Thế giới

Những hình ảnh cảnh tỉnh loài người

PN - Quỹ Sinh thái toàn cầu cùng Trung tâm Truyền thông Dân số thế giới đã phát hành quyển sách hình ảnh thể hiện tác động tiêu cực của nhân loại đối với hành tinh xanh Trái Đất.

Sự nóng lên toàn cầu không phải là điều duy nhất khiến loài người phải lo lắng. Bùng nổ dân số, ô nhiễm, săn bắn trộm và khai thác khoáng sản chỉ là một vài trong số các tác hại khác mà nhân loại đang bắt Trái Đất phải chịu đựng.

Tuy nhiên, những tác động tàn phá của thời đại kỹ thuật số, nhu cầu sản xuất thực phẩm và các sông băng tan chảy là những vấn đề mà hầu hết mọi người đều không thể nhận ra trong cuộc sống thường ngày .

Để nâng cao nhận thức về các vấn đề đe dọa sự sống trên hành tinh này, Quỹ Sinh thái toàn cầu Deep Ecology và Trung tâm truyền thông dân số thế giới (Population Media Center) đã phát hành một bộ sưu tập các hình ảnh thực tế, cho thấy sự tàn phá trên diện rộng của con người về tài nguyên đất đai, bầu trời và biển.

Hình 1: “Lướt sóng vượt…rác”. Tay lướt sóng người Indonesia, Dede Surinaya đã bắt được một con sóng lớn ngoài khơi đảo Java, Indonesia. Thế nhưng ngọn sóng lại mang đầy rác thải từ những khu du lịch quanh đảo.

Hình 2: “Ngày càng khó thở”. Chất thải độc hại, CO2 và hơi nước bốc lên từ nhà máy nhiệt điện ở Anh.

Hình 3: “Thác băng tan chảy”. Ở cả Bắc cực và Nam cực, lớp băng ngày càng tan chảy và mỏng dần đi. Ảnh chụp tại vùng Svalbard, miền Bắc Na-uy.

Hình 4: “Nghiện dầu”. Ảnh chụp tại Kern River Oil Field, California, Mỹ cho thấy mức độ khai thác dầu tràn lan trong khu vực.

Hình 5: “Không còn gì để ăn”. Chú gấu Bắc cực gục chết trên đường đến phương Bắc khi không tìm thấy đủ thức ăn vì lớp băng ngày càng thu hẹp. Ảnh chụp tại Na-uy.

Hình 6: “Những gì còn bỏ lại”. Mỏ kim cương lớn nhất thế giới, The Mir tại Nga sau khi khai thác.

Hình 7: “Trần trụi”. Đôi khi được gọi là Brazil của phương Bắc, nhưng Canada đang mất dần đi màu xanh của mình. Ảnh chụp tại một hòn đảo ở Vancouver.

Hình 8: “Rác thải điện tử”. Số lượng lớn máy tính và đồ điện tử từ khắp nơi trên thế giới bị đem “xuất khẩu” sang những nước nghèo để làm phế liệu. Ảnh chụp tại Accra, Ghana.

Hình 9: “Chật kín”. Quang cảnh từ trên không tại thành phố New Delhi, Ấn Độ với mật độ dân số 30.000 người trên 1 dặm vuông.

Hình 10: “Sát thủ rác thải”. Trên đảo Midway, cách xa các trung tâm thương mại của thế giới, một chú chim hải âu, chết do ăn quá nhiều nhựa, đang phân rã trên bãi biển; đây là một cảnh thường thấy trên các hòn đảo xa xôi.

Hình 11: “Nuôi sống mọi người”. Xa tới tận chân trời, những khu nhà kính bao phủ toàn bộ cảnh quan ở Almeria, Tây Ban Nha

Hình 12: “Chỉ còn lại gốc”. Một mảnh rừng tại Willamette National Forest, bang Oregon, Mỹ trơ trọi sau đợt khai thác gỗ.

Hình 13: “Bị bỏ đi”. Rác thải bao phủ mặt đất và những lò gạch xả khói lên bầu trời là quang cảnh thường thấy tại Bangladesh.

Hình 14: “Mùi hôi thối”. Một người chăn cừu sống bên bờ sông Hoàng Hà không thể chịu được mùi hôi từ chất thải của những nhà máy xả xuống dòng sông. Ảnh chụp tại vùng Nội Mông, Trung Quốc

Hình 15: “Tội lỗi”. Ngôi sao bóng rổ Yao Ming (Trung Quốc) đứng trước xác của một con voi bị săn trộm tại Kenya. Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ ngà voi nhiều nhất thế giới.

Hình 16: “Giờ cao điểm”. Không chỉ gia tăng giao thông đường bộ, đường hàng không ngày càng đông đúc hơn và ô nhiễm hơn. Trên ảnh là bầu trời sông Themes với những vệt khói thải từ máy bay tại thủ đô Luân Đôn, Anh.

Hình 17: “Không một chỗ trống”. Cảnh chụp tại Mexico City. Một trong những thành phố đông đúc và ô nhiễm nhất thế giới.

Hình 18: “Bộ da quý giá”. Bộ da hổ được thu giữ từ bọn săn trộm tị vùng Siberia, Nga.

TẤN VĨ
(Theo Daily Mail)

www.phunuonline.com.vn

Những bức ảnh, nhân loại, môi trường


© 2021 FAP
  360,204       3/870