Sức khỏe

Đặc sản canh lá đắng giải rượu, bia ngày Tết

(NLĐO) - Lá đắng, một loại đặc sản ở các huyện miền núi xứ Thanh không chỉ là loại rau dùng để chế biến các món ăn ngon, mà nó còn là loại cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh đường ruột, đầy hơi, giải rượu, bia giúp chúng ta ngon miệng hơn những ngày Tết.

 Lá đắng, một loại đặc sản ở các huyện miền núi Thanh Hóa không chỉ là loại rau dùng để chế biến các món ăn ngon, mà nó còn là loại cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh đường ruột, đầy hơi, giải rượu. Những ngày Tết nếu mà có một bát canh lá đắng thơm lừng mà thưởng thức thì không những có tác dụng giải rượu, bia, mà còn khiến ta thấy ăn uống ngon miệng hơn.

Loại đặc sản này đúng như tên gọi của nó, đó là vị đắng đặc trưng. Cây là đắng chỉ có ở các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, là đặc sản của người Mường, người Thái.

Cây lá đắng, đặc sản của người miền núi Thanh Hóa.

Cây lá đắng, đặc sản của người miền núi Thanh Hóa

Lá đắng có màu xanh, là một loại cây rừng, thường mọc ở ven suối và ở những đồi núi thấp. Ngày nay, khi món ăn này được nhiều người biết đến nó đã được đem về vườn nhà trồng rất nhiều. Cây lá đắng thường ra lộc và xanh tốt quanh năm, có hình dáng như lá sắn.

Canh lá đắng thường được bà con miền núi nấu với lòng trâu, lòng bò và thịt gà. Ngày nay, nó được nấu với rất nhiều với các loại thực phẩm khác như ngan, vịt, lòng lợn, cá đồng (trừ cá biển)… tất cả đều rất ngon và là món bổ dưỡng của người dân bản xứ.

Canh lá đắng nấu cũng không khó. Trước khi nấu phải chuẩn bị lá đắng, thực phẩm (thịt, cá) băm nhỏ, sả, ớt, mắm tôm. Có 2 cách để nấu, thứ nhất cho tất cả nguyên liệu, lá đắng và gia vị vào tẩm ướp và bắc lên bếp nấu; Thứ 2, cho đồ ăn lên bếp đun khoảng vài phút cho gần chin thì cho ít nước vào đun sôi, sau đó mới cho lá đắng vào. Thường thì người ta sẽ chọn cách nấu thứ 2, vì như thế lá đắng sẽ vẫn giữ được màu xanh, trông bắt mắt hơn. Còn độ thơm ngon thì vẫn như nhau.

Khi nồi canh lá đắng sôi khoảng 5 phút, nhấc ra và thưởng thức luôn khi nó đang còn nóng, lúc này mùi thơm của mắm tôm, mùi sả, mùi ngầy ngậy của mỡ thịt… hòa quện vào nhau khiến chúng ta không thể kìm được.

Nguyên liệu là thịt hay cá cũng được băm nhỏ trộn đều với sả, mắm tôm, ớt, gia vị... ướt khoảng 15 phút trước khi nấu.

Nguyên liệu là thịt hay cá được băm nhỏ trộn đều với sả, mắm tôm, ớt, gia vị... ướp khoảng 15 phút trước khi nấu

Tuy nhiên, món canh đặc biệt này không phải ai cũng có thể thưởng thức được nếu không chịu được vị đắng. Khi thưởng thức vị đắng ngắt của lá đắng khiến bạn tê tê đầu lưỡi, cố họng nghẹn lại, nhiều người còn nhắm mắt, rùng mình vì chưa bao giờ ăn một món mà nó đắng như vậy.

Nhưng có một điều lạ là vị đắng đó sẽ nhanh chóng tan khỏi cổ họng bạn và thay vào đó là vị chát chát, ngòn ngọt rất kích thích, nó sẽ có tác dụng đánh thức vị giác của bạn khiến bữa ăn ngon miệng hơn.

Lá đắng có 2 loại chính, một loại xanh thẫm, dày lá và không có răng cưa ở viền, loại thứ 2 lá mỏng hơn, xanh nhạt và có răng cưa xung quang viền lá. Theo những người sành ăn, loại lá đắng có răng cưa, mỏng lá ăn ngon hơn vì lá không đắng chát mà lại có vị ngòn ngọt nơi cổ họng sau khi ăn.

Loại lá đắng này không chỉ dùng để chế biến các món ăn mà nó còn dùng để ăn sống. Lá đắng mà ăn sống kèm với thịt ba chỉ luộc, chấm với mắm tôm thì ngon tuyệt. Ngoài ra nó còn được đem phơi khô, lúc nào cần thì lấy ra dùng.

Cánh đắng khi nấu chín bắc ra dùng ngay sẽ rất ngon.

Canh đắng không chỉ chữa bệnh đường ruột, đầy hơi mà còn có tác dụng giải rượu bia

Theo những người làm nghề thuốc Nam thì lá đắng không chỉ là thứ rau dùng để chế biến món ăn lạ miệng mà còn được xem như một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh đường ruột, chống đầy hơi, tiêu mỡ và giải rượu, bia.

Trong những ngày Xuân, khi những món ăn khác khiến chúng ta thấy ngán thì chỉ cần một nồi canh lá đắng, vừa ăn, vừa xuýt xoa sẽ thú vị biết bao nhiêu. Và đặc biệt nó sẽ khiến chúng ta thấy khỏe lại, tỉnh táo hơn sau một ngày bia, rượu mệt nhoài.

Người lao động

cánh lá đắng giải rượu trong ngày Tết


© 2021 FAP
  18,915,580       148/1,728