Văn hóa

Chiến khu Đ trong văn chương, nghệ thuật

Chiến khu Đ là nơi nuôi dưỡng, "ủ lửa", xuất phát nhiều chiến thắng vang dội ở miền Đông Nam bộ, là nỗi kinh hoàng của quân xâm lược.

Chiến khu Đ là nơi nuôi dưỡng, “ủ lửa”, xuất phát nhiều chiến thắng vang dội ở miền Đông Nam bộ, là nỗi kinh hoàng của quân xâm lược.

Vệ quốc đoàn Nam bộ hành quân. Ảnh: tư liệu
Vệ quốc đoàn Nam bộ hành quân. Ảnh: tư liệu

Ở một góc độ khác, chúng tôi xin tiếp cận cuộc chiến đấu anh hùng của quân và dân ta ở Chiến khu Đ, nhiều gian khổ, ác liệt nhưng cũng đầy lạc quan, kiên cường từ các tác phẩm văn học - nghệ thuật. Nguồn tác phẩm văn học - nghệ thuật chúng tôi có được từ các nhà lãnh đạo, chỉ huy, nhà văn, nhà thơ chiến sĩ đã trực tiếp sống, chiến đấu tại Chiến khu Đ trong kháng chiến chống Pháp, đó là các tác phẩm: Trên mảnh đất này - tiểu thuyết của nhà văn Hoàng Văn Bổn và một số tác phẩm khác của ông; Trong rừng sâu Chiến khu Đ - tập ký của nhà văn Bùi Cát Vũ; Bên dòng sông xanh - tập thơ của nhà thơ chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ; Thuở ban đầu - tiểu thuyết của tác giả Anh Hoàng và một số bài thơ của nhà thơ Xuân Miễn, ca khúc Chiến binh ca vũ khúc của nhạc sĩ Ngọc Thới.

* Thiếu vũ khí đánh giặc

Trong bài thơ Nhớ, nhà thơ Hồng Nguyên viết: “Lột sắt đường tàu/ Rèn thêm dao kiếm... Áo vi chân không/ Đi lùng gic đánh. Trong các tác phẩm thơ viết về cuộc chiến đấu ở Chiến khu Đ trong kháng chiến chống Pháp, nhà thơ chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ đều khắc họa hình ảnh người chiến sĩ với vũ khí là gươm, kiếm: “Từ độ chàng đi vung kiếm thép”, “Bờ sông xanh chiều nay buộc ngựa. Kiếm gối đầu theo gió thả hồn cao”, “Suốt một đời gươm chẳng ráo mồ hôi”... Tất nhiên gươm, kiếm đây có thể là hình ảnh ước lệ nhưng sự trang bị gươm, kiếm, dao mác trong bộ đội ta hồi ấy là có thực.

Viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà văn Thanh Hương có tác phẩm Lưỡi mác xung kích. Còn trong tiểu thuyết Trên mảnh đất này của nhà văn Hoàng Văn Bổn nhiều anh chiến sĩ Vệ quốc đoàn trong bộ đội của Ba Râu, Hai Thuần được trang bị mã tấu, gươm, kiếm Nhật, không có nhiều súng đạn. Theo nhiều nguồn tư liệu chúng tôi được biết những năm đầu kháng chiến chống Pháp, trang bị một đại đội Vệ quốc đoàn (bộ binh) chỉ một phần ba có súng (phần nhiều là súng trường), còn phổ biến là mã tấu, gươm, kiếm, thậm chí cả dao phay.

Thời kỳ đầu, quân đội ta phải tự chế tạo vũ khí chiến đấu. Chúng ta huy động được nhiều trí thức, nhà khoa học, kỹ sư giỏi học từ các trường kỹ nghệ tận nước Pháp vào rừng tham gia kháng chiến. Thiếu tướng, nhà văn Bùi Cát Vũ (nguyên Phó Tư lnh Quân đoàn 4) ngày ấy là học sinh trường kỹ nghệ Ba Son, ông từ một chiến khu ở miền Tây lặn lội lên Chiến khu Đ tìm gặp Chỉ huy trưởng Huỳnh Văn Nghệ để học hỏi kinh nghiệm và được ông giữ ngay lại để tham gia thành lập công binh xưởng của Chiến khu Đ.

Trong hồi ký Trong rừng sâu chiến khu Đ, Thiếu tướng, nhà văn Bùi Cát Vũ kể: “ Đến binh công xưởng ri mà tôi và Hùng c tưởng là mình mi đến trm ngoài. Tht khác hn vi mi tưởng tượng, binh công xưởng chỉ còn một gánh một xách sau 2 cuộc tấn công của giặc Pháp. Ngày 15-3-1946, ngay sau hôm ký kết Hiệp định sơ bộ, quân Pháp mở cuộc càn quét lớn với trên 5.000 quân vào ba xã ven sông Đồng Nai: Lạc An, Tân Hòa, Mỹ Lộc. Xưởng quy mô lớn ở Lạc An bị địch phối hợp thủy lục không quân bao vây, công nhân chỉ chạy được người không. Chúng dùng thuốc nổ phá nát máy móc, đốt hết thuốc đạn... Anh em công nhân lại đùm túm nhau về suối Voi với Binh công xưởng trên vai mà họ gọi vui là “Quán trà Huế.”

Nghèo nàn thiếu thốn là thế, nhưng đấy là tập thể của những con người dũng cảm, nơi có ông kỹ sư người Lái Thiêu nhà “ruộng dây, trâu bầy, nhà máy hàng trăm công nhân, xe hơi nhà lầu, vợ đầm” bỏ hết tất cả vào chiến khu tham gia kháng chiến; nơi có anh Chiêu, anh Dip th ngui có c Sài Gòn, anh Nguyt - một con người đã 2 lần tháo đầu đạn bị cháy nổ phỏng khắp người, cụt một tay mất một mắt và gần hết hàm răng, mặt mày mình mẩy đầy thương tích nhưng vẫn “say mê kỹ thuật thuốc nổ đến mức không biết sợ chết là gì”.

* Thiếu quân trang quân dụng, lương thực, thuốc men

Nhà văn Bùi Cát Vũ tả cảnh trong công binh xưởng: “Hình ảnh đập vào mắt tôi đầu tiên là anh em ở đây xanh xao rách rưới quá. Có người ở truồng ngồi quay máy quạt lò rèn, chân cẳng nhầy nhụa ghẻ lở... Trên sàn gác nào cũng có một vài người đang sốt rét, trùm mảnh bao bố run lập cập” (Những người rừng).

Một số tác phẩm về Chiến khu Đ
Một số tác phẩm về Chiến khu Đ

Thiếu thuốc men, nhất là thuốc chống sốt rét. Nhà thơ Tố Hữu viết: “Giọt giọt mồ hôi rơi/Trên má anh vàng nghệ/ Anh Vệ quốc quân ơi/ Sao mà yêu anh thế!”(Anh Vệ quốc quân). Sốt rét đấy. Sốt rét làm vàng da. Nhiều người lính đã chết vì sốt rét, vì thiếu thuốc điều trị.

Tác giả Anh Hoàng (Hoàng Kim Chung) - nguyên Chính trị viên tiểu đoàn thuộc Chi đội 10 trong Chiến khu Đ kể: “Sống với rừng, nạn muỗi mòng, vắt, rắn là những kẻ thù nguy hiểm không kém gì giặc Pháp. Mòng và vắt gây ghẻ ngứa. Muỗi đem sốt rét tới. Và đáng ngại nhất là rắn chàm ngoạp, lỡ đạp phải nó, bị nó mổ thì chỉ có nước... tiêu đời... Những trận sốt rét cũng kinh hồn. Người run bần bật rồi nóng hầm hập, nóng đến phát điên lên. Có người vùng chạy mà không biết mình chạy đi đâu. Với quân y, chống sốt rét cho bộ đội là nhiệm vụ thường xuyên và hàng đầu. Nó hủy hoại sức khỏe đến tồi tệ.”

Thiếu thuốc men, y cụ điều trị, nhiều thương binh bị thương cần phẫu thuật không thuốc gây tê, gây mê và được bác sĩ cắt cụt chi bằng... cưa thợ mộc: “...Bác sĩ đang cưa chân/Một thương binh bằng cưa thợ mộc/ Bác sĩ vừa cưa vừa khóc/Chị cứu thương nước mắt tràn trề... Cưa cứ cưa, xương cứ đứt/Máu cứ rơi từng giọt đỏ hồng (Tiếng hát Quốc ca - Huỳnh Văn Nghệ).

Ở góc độ của mình, chúng tôi xin được phác họa vài nét về cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt mà lạc quan kiên cường của quân và dân ta ở Chiến khu Đ trong kháng chiến chống Pháp qua một số tác phẩm văn chương, nghệ thuật. Tin rằng cuộc chiến đấu anh hùng này sẽ còn được nhiều văn nghệ sĩ đề cập đến trong những tác phẩm văn chương tâm huyết của mình.

Và đói kém: “Vét nắm muối cuối cùng đáy hũ/ Cho ngày ăn của đại đội Lam Sơn/ Ba người chia một vắt cơm/ Tạm đỡ dạ cả tiểu đoàn chủ lực” (Bờ sông bị chiếm - Huỳnh Văn Nghệ)

Và đây là trận lụt năm Thìn (1952) tràn vào Chiến khu Đ: “Suối ngập thành sông, sông tràn như bể/ Mênh mông sóng vỗ chân trời/ Thôi rồi ngập hết lúa khoai/ Chiến khu Đồng Nai lại đói/ Lặn dưới nước mò từng củ chuối/ Thuyền chèo trên ngọn bắp đã héo hon/ Ướt mt chng trông v nut v khoai/ Xé lòng mẹ tiếng con thơ đòi bú” (Chiến khu Đ chống bão - Huỳnh Văn Nghệ)

Nhà thơ Xuân Miễn viết trong bài thơ Nhớ miền Đông nổi tiếng thời ấy “Lắm lúc tương tư một tán đường”. Một tán đường: miếng đường. Tương tư là một trạng thái tình cảm đẹp, mơ mộng hướng tới những gì cao xa, mơ ước (tương tư người yêu, người đẹp). Thế mà sự tương tư ở đây lại hướng đến một cái rất cụ thể, rất thông thường, có thể là dễ kiếm trong cuộc sống thường ngày (nhưng lại rất xa vời, khó có trong cuộc sống gian khổ ở Chiến khu Đ hồi ấy), thì ta biết sự thiếu thốn đã đến mức nào!

* Niềm tin tất thắng

Ta biết cuộc chiến đấu ác liệt, nhiều hy sinh gian khổ, đói rét, bệnh tật, cái chết. Một con hổ dữ giữa rừng sâu cũng gây ra biết bao nhiêu cái chết bất ngờ cho nhiều đồng bào, chiến sĩ. Nhưng đau thương mà không bi lụy, mất mát mà không mất niềm tin. “Cuộc sống ở rừng thật không thơ mộng chút nào nhưng bộ đội cứ quen dần. Không mấy ai bận tâm về những chuyện nhỏ ấy. Vẫn tập luyện, vẫn ca hát, vẫn đọc thơ, ngâm thơ, vẫn diễn kịch cương, diễn hoạt cảnh trong lán trại giữa rừng. Và khi được tin Tây bố là rùng rùng kéo quân đi chặn địch” (Hoàng Kim Chung).

Thơ Huỳnh Văn Nghệ viết ở Chiến khu Đ luôn tràn đầy tinh thần lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của công cuộc kháng chiến: “Tiểu đoàn Ba trăm ba/ Dù thiếu cơm thiếu áo/ Đánh đặc công cũng hay/Ăn c mì cũng gii/ Thế nào cũng thắng... Ta tiêu diệt hoàn toàn đồn Bến Sắn/ Tiệc liên hoan có bát cơm gạo trắng/Tiếng cười tiếng hát vang rừng” (Chiến khu Đ chống bão).

Bài hát Chiến binh ca vũ khúc của tác giả Ngọc Thới cũng ra đời ở Chiến khu Đ thời gian đó, là bài hát tập thể sôi động, anh em cán bộ, chiến sĩ ta thường hát trong những dịp liên hoan, nhảy múa bên lửa trại. Ta hãy nghe một đoạn lời bài hát đó: “Đêm nay la sáng, ta nhy đùa chơi. Ta vui ta hát cho đời thm tươi. Bao nhiêu vui sng tung ra đêm này... Tang tính tình. Đời ta chiến binh, là vui xóm làng. Ta đem chiến công xây đời tự do...”. Với một không khí tưng bừng náo nhiệt như thế không vui, không lạc quan sao được!

Đàm Chu Văn

Đồng Nai

© 2021 FAP
  555,903       10/670