Văn hóa

Ấn tượng với Nửa ngày chiến tranh

Những năm gần đây, tác giả Dương Đức Khánh (hội viên Hội Văn học - nghệ thuật Đồng Nai) gặt hái khá nhiều thành công qua các cuộc thi văn chương. Anh cũng đã xuất bản 1 tập thơ, 3 tập truyện ngắn

Bìa tập truyện ngắn Nửa ngày chiến tranh
Bìa tập truyện ngắn Nửa ngày chiến tranh

Nửa ngày chiến tranh là tập truyện ngắn mới xuất bản của tác giả Dương Đức Khánh do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành, tháng 4-2019. Tập sách gồm 17 truyện ngắn, tập hợp cả một giai đoạn sáng tác của anh.

* Kể chuyện những năm tháng chiến tranh

Không gian trong tập truyện trải dài suốt từ Quảng Trị, Huế, Đồng Nai tới miền Tây Nam bộ. Có 2 mảng hiện thực đời sống được trình bày trong tập truyện: những năm tháng chiến tranh và những năm đầu sau giải phóng ở miền Nam.

Các truyện ngắn viết về những năm tháng chiến tranh: Bông mai bảy cạnh kể chuyện ở xứ Huế. Một điềm báo và nhiều biến cố xảy ra trong những ngày sau Tết Quý Mão 1975 đối với viên sĩ quan Việt Nam cộng hòa Tôn Thất Triêm. Cô em họ Tôn Nữ Diệu Khuê làm ở Trung tâm truyền tin Mỹ, nghe tin cặp bồ với một trung úy Mỹ và sắp theo hắn về nước. Ông ngoại (cha của Triêm) coi đó là vết nhơ của gia đình. Không ngờ Đại úy Triêm còn biết trọng danh dự và phản ứng quyết liệt (thuê du đãng cho lao xe tên trung úy Mỹ xuống vực) và bị quân cảnh bắt, cho vô tù. Câu chuyện kết thúc có hậu, dì Diệu Khuê chính là chiến sĩ tình báo giải phóng. Những biến cố bất ngờ (hoặc đã có chủ đích) đã đem Tôn Thất Triêm sang một cuộc đời mới trong niềm vui chung của cả dân tộc, hòa bình, thống nhất.

Hình nhân thế mạng: Khối cầu sắt - quả búa đóng trụ cầu của công binh xây cầu bỏ lại,  trong đêm tối nhập nhoạng trông y hệt một người lính ngồi ôm ba lô. Làng thuộc diện “xôi đậu”, hầu như gia đình nào cũng có người của 2 phía giải phóng và “quốc gia”. Dương Đức Khánh kể: “Chạng vạng xuống là cái anh dân vệ và anh du kích dòm y chang nhau, cũng chân đất, áo nâu, quần đen, nón lá”. Nhiều bi kịch đau xót xảy ra, bắn nhầm nhau hoài ngay trong cùng lực lượng dân vệ. Khối cầu bị bỏ quên ấy vô tình trở thành hình nhân thế mạng hứng đạn từ 2 phía và còn là nơi lực lượng dân vệ vãi đạn, dàn cảnh “tấn công Việt cộng” (!!!) để báo cáo lập công. Sau này “khối cầu chiến sĩ” ấy còn được mi người cúng tế và trở thành “tượng đài” của làng(!).

Người chợ Kệ: Một ngôi làng điển hình thời chiến tranh. Những con người trong làng: chú Tùy say rượu yêu văn nghệ, mụ Béo Thợ rèn mê xem đua ghe chết bỏ. Thằng Mỹ Tô-ny Fớt-sờ thua trận về làng đóng quân, say rượu và ham vui. Tập tục sinh hoạt vui chơi của làng: đua ghe, hò hát. Bảy mươi phần trăm dân làng “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”. Cái nhìn phn chiến. Nét vui, hài trong khung cnh chiến tranh.

Với Nửa ngày chiến tranh kể về  chuyện đau xót nhng ngày lính Mỹ đổ quân vào miền Nam, nhiều dân thường chết oan. Tụi con nít vẫn hồn nhiên hát: “Ô-kê ông Mỹ về làng. Mụ Mỹ ở lại dọn hàng ô-kê!”. Nửa ngày thôi cũng đã thấy được sự tàn khốc và vô lý của chiến tranh...

* “Đặc sản” Dương Đức Khánh

Mảng đề tài về cuộc sống những năm đầu sau giải phóng, tiêu biểu như Nông nổi cù lao kể chuyện về anh “Bảy đòn gánh”, hồi nhỏ vì một trò nghịch dại nguy hiểm mà sau này lại trở thành “người có công”. Nó còn là cái chuyện của những người “ba mươi tháng tư” ăn theo cách mng lúc tranh ti tranh sáng. Anh “Bảy đòn gánhnhững ngày đầu giải phóng “làm đến” phó trưởng ấp kiêm phó công an ấp. Anh hay tổ chức các chiến dịch “trời ơi đất hỡi” tùy hứng, ẩu liều, ấu trĩ, bi hài như các “chiến dịch chống ăn trộm xuồng”, “chiến dịch soi ếch” đi bắt trai gái trong làng tình tự ngoài bờ ruộng. Thời kỳ ấu trĩ, nông nổi ấy cũng qua đi, đâu lại về đúng vị trí của nó. Anh Bảy lại trở về nghề đan lờ, đan lợp, đẽo đòn gánh. Và có ai lỡ nhắc đến thời làm phó ấp “oanh liệt” ấy là “mặt mày sượng ngắt”.

Hơi thở cuộc sống bề bộn, náo nhiệt phả vào từng câu chữ. Nhiều nhân vật được Dương Đức Khánh khắc họa sắc nét: anh Bảy đòn gánh, chú Tùy, ông Ba Rạch Đùng, mụ béo Thợ rèn... Phương ngữ Nam bộ được dùng đắt, tạo không khí, màu sắc riêng đầy ấn tượng.

Chuyện bờ kinh lại xoay quanh chuyện xây dựng cuộc sống mới hợp vệ sinh trong sinh hoạt cũng tìm được nét vui để kể; Thây ma nổi dậy: nạn nhậu nhẹt bê tha (không ra con người nữa); Ở cuối dòng kinh: Chuyện thời sự xóm ấp, vui cười, ấu trĩ, những giai thoại ở làng...

Qua những trang viết, tác giả Dương Đức Khánh tỏ rõ sự am hiểu, vốn sống khá dày dặn về cuộc sống trong vùng kiểm soát của chính quyền cũ thời chiến tranh và nông thôn Nam bộ những năm sau giải phóng. Cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang đã đẩy mọi người về 2 phía đối địch. Đất nước bị chia cắt 1/4 thế kỷ trong bom đạn, oán thù. Thấm nhuần tinh thần hòa hợp dân tộc, qua cái nhìn nhân ái, bao dung, những trang viết của Dương Đức Khánh đã góp phần băng rịt lại vết thương rỉ máu ấy trong lòng dân tộc.

Các truyện ngắn trong tập được viết khá đều tay, nhiều truyện khá đặc sc: Nông ni cù lao, Người chK, Hình nhân thế mạng, Bông mai bảy cánh... Dương Đức Khánh kể chuyện có duyên, có “mẹo”, “xàng xê” hết chuyện này sang chuyện khác mà lôi cuốn, hấp dẫn, không nhàm chán. Truyện của anh không lúc nào thiếu tiếng cười. Chất hài hước đậm đặc trong tất cả các tình huống, chi tiết, tạo nên không khí truyện. Dương Đức Khánh dựng truyện từ những cái tứ hài hước ấy. Đây là một “đặc sản”, một thế mạnh của anh, tạo cho anh một giọng riêng độc đáo.

Đàm Chu Văn

Đồng Nai

© 2021 FAP
  673,208       1/1,292