Văn hóa

Hạnh phúc trong lưu lạc

Trong lịch sử phim điện ảnh Việt ra rạp, phim Khi con là nhà có một kiểu ra mắt hơi bị lạ, đó là phim công chiếu được gần một tuần mới tổ chức ra mắt báo chí. Vì đâu lại có chuyện khác thường này?

Trong lịch sử phim điện ảnh Việt ra rạp, phim Khi con là nhà có một kiểu ra mắt hơi bị lạ, đó là phim công chiếu được gần một tuần mới tổ chức ra mắt báo chí. Vì đâu lại có chuyện khác thường này? Phải chăng đó là chiến lược PR ngược của nhà làm phim hay còn có thái độ rụt rè về độ ăn khách và thu hút của bộ phim?

Lương Mạnh Hải và Phạm Duy Anh trong phim Khi con là nhà.
Lương Mạnh Hải và Phạm Duy Anh trong phim Khi con là nhà.

Bộ phim hiện lên theo những bước đời của 2 cha con Quang (Lương Mạnh Hải) và Bin (Phạm Duy Anh). Sống ở một vùng quê, Quang chuyên làm nghề thú y và phối giống heo. “Gà trống nuôi con” nhưng Quang lại có bệnh nghiện cờ bạc, đá gà. Rồi một ngày, sới gà anh tham gia bị công an đánh úp. Anh đã bỏ trốn và rơi vào thế bị truy nã.

Quang đã phải lên thành phố, cu Bin thì không muốn mất cha nên đã theo anh. Từ đây hàng loạt rắc rối với các tình huống xảy ra trên bước đường lưu lạc nơi chốn thị thành của 2 cha con.

Khai thác đề tài về những người dưới đáy xã hội là thế mạnh của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng. Từ Chuột, Bỗng dưng muốn khóc, Hot boy nổi loạn đến Khi con là nhà đã khng định được điu này.

Ở bộ phim này, Vũ Ngọc Đãng tái hiện các cảnh quay về những người cùng khổ và rơi vào những trạng huống éo le, túng quẫn một cách khá chân thực. Hình nh lem luc ca cha con Quang - Bin, cuộc sống đời hẻm của Sài Gòn, những khu ổ chuột, những khu chợ tồi tàn nơi đây hiện lên trong phim một cách sống động và gây ấn tượng thị giác, lôi cuốn cảm xúc của người xem.

Cách diễn hòa quyện như cha con thật của bộ đôi Lương Mạnh Hải - Phạm Duy Anh thật sự đã lấy đi rất nhiều cảm xúc của khán giả. Tình cha con, những suy nghĩ, hành động phù hợp với tâm tính của một đứa trẻ được nhà biên kịch chăm chút kỹ lưỡng và diễn viên nhí này nhập vai khá tốt.

Còn Lương Mạnh Hải đến Khi con là nhà này, t anh chàng hot boy trng tro Bỗng dưng muốn khóc hay Hot boy nổi loạn đã lt xác thành mt anh chàng nhà quê đen đúa, lum thum, xu xòa mt cách hoàn ho.

Cốt truyện của phim xen đầy những chi tiết hài hước vào những tình huống kịch tính, lôi cuốn người xem vào diễn biến của phim. Đạo diễn Đãng “trọc” lần nữa đã khá thành công khi khơi hồn những đời sống khốn khó, những mảnh đời bé mọn trong lòng xã hội Việt qua bộ phim này. 

Tuy nhiên, phim vẫn còn nhiều điều để phải bàn đến. Đầu tiên, cảm giác của người xem Khi con là nhà dễ làm người ta liên tưởng đến Nắng 1Nắng 2. đề tài những người cha, người mẹ đơn thân lạc con vì một biến cố rồi trải qua bao nhiêu khó khăn lại gặp nhau và rồi đi đến một cái kết có hậu dường như thành một mô-típ không có gì mới mẻ.

Thêm vào đó, tính cht ch ca kch bn dường như vn chưa tht s hình thành. Có rất nhiều mâu thuẫn về mặt tình huống phim, đơn cử như tình huống Quang dễ dàng thoát khỏi vòng vây của công an và tự do đi dán thông báo tìm trẻ lạc trong khi đang dính lệnh truy nã thì thật khó hiểu. Hay cách giải quyết các mâu thuẫn, các nút thắt của phim vẫn có gì đó khá làng nhàng, rất ít sự kịch tính ở đây.

Một bộ phim khá nhiều bi kịch, khá nhiều chi tiết nút vậy mà kéo dài suốt 90 phút nó vẫn cứ nhẹ nhàng, với cái kết hiền sẽ mang đến cho khán giả màn ảnh rộng những phút giây thư giãn và thêm yêu cuộc đời ở những tháng ngày mà mùa xuân đang gần ngay trước mắt.

Bảo Bình

Đồng Nai

© 2021 FAP
  672,887       10/1,316