Kinh tế

Hoa cảnh lo lỡ vụ tết

Tình hình thời tiết vừa qua đột ngột xuất hiện vài cơn mưa trái mùa lớn gây hại rất nhiều cho các vùng trồng hoa vụ tết. Ảnh hưởng nặng nề nhất là các vườn trồng hoa mai,...

mưa xuống các vườn mai đều bung hoa sớm dù 3 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Bà Bùi Thị Ngọc Lan (ấp Phúc Nhạc, xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất) xót xa vì vườn hoa bị thối rễ, héo úa.
Bà Bùi Thị Ngọc Lan (ấp Phúc Nhạc, xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất) xót xa vì vườn hoa bị thối rễ, héo úa.

Theo những người trồng hoa, đây là năm có thời tiết khắc nghiệt nhất từ trước đến nay với người trồng hoa. Nguyên nhân chính là do mưa trái mùa kéo dài và diễn biến thất thường khiến dịch bệnh xuất hiện nhiều và lan nhanh gây thiệt hại nặng nề cho cây trồng.

* Mai nở sớm

Thời điểm này, các vườn mai đang tất bật với việc phun xịt thuốc và tưới nước cho vườn hoa nhằm khống chế không cho mai nở sớm và làm giảm tỷ lệ thối nụ, cháy nụ do sương muối. Nhưng không ít nhà vườn phải đối mặt với nguy cơ trắng tay vì thời tiết quá khắc nghiệt khiến nhà vườn không cách nào khắc phục được.

Năm nay thời tiết thuận lợi khiến hoa mai phát triển tốt, hứa hẹn một vụ mai bội thu. Bất ngờ vài ngày qua mưa trái mùa xuất hiện khiến các vườn mai bung nụ nở vàng cả cây. Mai nở đón tết sớm là tình trạng chung của các nhà vườn trồng mai trên địa bàn Đồng Nai và nhiều tỉnh, thành khác.

Ông Phan Quốc Trưởng, chủ vườn mai tại thị trấn Trảng Bom, nhận xét: “Không chỉ mai ở Đồng Nai mà nhiều tỉnh, thành khác chủ vườn đều lo tình trạng nở sớm. Theo đó, tết năm nay 70% sản lượng mai tôi nhập từ tỉnh Bình Định về chủ yếu cung cấp cho các tỉnh phía Bắc có thời tiết lạnh, có thể kìm không cho mai nở sớm. Lượng mai để lại cung cấp cho Đồng Nai giảm nhiều so với mọi năm. Thị trường hoa mai năm nay giá có thể tăng hơn từ 20 -30% so với mọi năm do cung ít hơn cầu”.

Ông Trần Ngọc Sơn Lâm, chủ vườn mai Út Lâm (TP.Biên Hòa), cho biết: “Vụ tết năm nay, nhà vườn cầm chắc thua lỗ vì chưa kịp xuống lá bất ngờ xuất hiện vài cơn mưa to khiến hoa nở vàng cây. Tỷ lệ hoa nở sớm phải chiếm khoảng 70% cả vườn. Giờ cứ thấy nền trời u ám là nhà vườn lo mất ăn mất ngủ, đổ công ra tưới nước rửa cây, rửa lá trước khi mưa để mai ít ảnh hưởng, chi phí đội lên nhưng vẫn phải làm để mong giữ những cây còn lại”.

* Hoa mất mùa

Mưa trái mùa thất thường cũng là nguyên nhân gây làm sâu bệnh xuất hiện bất thường và lan rộng trên cây trồng, trong đó các vùng trồng hoa trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề. Bà Bùi Thị Ngọc Lan (ấp Phúc Nhạc, xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất), cho biết: “Năm nay, gia đình tôi trồng 1 ngàn giỏ cúc. Nhờ đổ công chăm sóc chu đáo và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật nên hoa phát triển tươi tốt, hứa hẹn một vụ hoa bội thu. Nhưng do mấy cơn mưa trái mùa vừa qua dịch bệnh gây hại phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh vàng lá, sau đó cây rụi từ từ chết hơn một nửa, khiến gia đình tôi không kịp trở tay”.

Cùng chung cảnh ngộ, sau những cơn mưa trái mùa lớn, vườn hoa cúc và vạn thọ của ông Vũ Kim Hải, một người trồng hoa lâu năm ở làng hoa Phúc Nhạc (xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất) bắt đầu vàng lá rồi chết dần do thối rễ. Ông Hải xót xa: “Ngày nào chúng tôi cũng phải ra tưới, phun xịt thuốc cho vườn hoa, thậm chí ban đêm còn phải chong đèn nhưng cũng không lọai trừ được sâu bệnh gây hại. Nhiều nhà vườn không tiếc đổ công đổ của để cứu vườn hoa, nhưng với tình trạng dịch bệnh lan rộng như hiện nay coi như mất vụ hoa tết”.

Bà Trần Thị Ngọc Ánh, nhà vườn trồng hoa tại TP.Biên Hòa, lo lắng: “Chưa năm nào người trồng hoa gặp khó khăn như năm nay vì trồng hoa gì cũng thiệt hại. Ba chị em trong gia đình tôi không ai hy vọng thu hồi vốn đầu tư khi hoa nở sớm. Em trai tôi trồng 2 thiên vạn thọ, giờ rụi hết một nửa, phần còn lại cũng chưa biết ra sao”.

Hữu Thắng - Bình Nguyên

Đồng Nai

© 2021 FAP
  3,996,376       1/1,295