Giữ được rừng sẽ góp phần ổn định khí hậu, hạn chế xói mòn, sạt lở và lũ trong mùa mưa. Bên cạnh đó, rừng còn được coi như lá phổi xanh cho trái đất, bảo tồn đa dạng sinh học. Chung tay góp sức bảo vệ và phát triển rừng cũng chính là để bảo vệ tương lai của hành tinh xanh.
Giữ được rừng sẽ góp phần ổn định khí hậu, hạn chế xói mòn, sạt lở và lũ trong mùa mưa. Bên cạnh đó, rừng còn được coi như lá phổi xanh cho trái đất, bảo tồn đa dạng sinh học. Chung tay góp sức bảo vệ và phát triển rừng cũng chính là để bảo vệ tương lai của hành tinh xanh.
Chi trả phí dịch vụ giữ rừng sẽ góp phần để các chủ rừng bảo vệ, chăm sóc rừng tốt hơn. |
Nguồn thu và kết quả chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Nai (Quỹ tỉnh)
- Nguồn thu
+ Năm 2013 (gồm tiền 2011, 2012, 2013) thu 18 tỷ đồng, trong đó: Quỹ Trung ương điều phối: 18 tỷ đồng; Quỹ tỉnh chưa thu.
+ Năm 2014: thu 16,52 tỷ đồng, trong đó: Quỹ Trung ương điều phối: 14,6 tỷ đồng; Quỹ tỉnh thu: 1,92 tỷ đồng (bao gồm tiền truy thu từ năm 2011).
+ Năm 2015: thu 10,09 tỷ đồng, trong đó: Quỹ Trung ương điều phối: 9,1 tỷ đồng; Quỹ tỉnh thu: 0,99 tỷ đồng.
+ Năm 2016: thu 10,39 tỷ đồng, trong đó: Quỹ Trung ương điều phối: 9,8 tỷ đồng; Quỹ tỉnh thu: 0,59 tỷ đồng.
+ Năm 2017 (dự kiến): thu 10,1 tỷ đồng, trong đó: Quỹ Trung ương điều phối: 9,5 tỷ đồng; Quỹ tỉnh thu: 0,6 tỷ đồng.
- Đơn giá chi trả bình quân/hécta rừng cung ứng DVMTR: năm 2013 (gồm tiền của 2011, 2012, 2013): 172.520 đồng/hécta/năm; năm 2014: 143.047 đồng/hécta/năm; năm 2015: 89.994 đồng/hécta/năm; năm 2016: 85.833 đồng/hécta/năm; năm 2017 dự kiến: 88.540 đồng/hécta/năm.
- Kết quả chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
+ Năm 2013 (gồm tiền 2011, 2012, 2013): 14.486.088.998 đồng/ 15.300.000.000 đồng, đạt 94,68%.
+ Năm 2014: 12.959.877.674 đồng/ 13.600.025.784 đồng, đạt 95,29%.
+ Năm 2015: 8.005.083.304 đồng/ 8.363.086.529 đồng, đạt 95,72%.
+ Năm 2016: 8.671.268.953 đồng/ 8.998.080.998 đồng, đạt 96,37%.
+ Năm 2017: dự kiến Quỹ tỉnh đã giải ngân thanh toán đạt 97%.
Tác động đến công tác bảo vệ và phát triển rừng
Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp một phần tích cực trong việc tăng cường các hoạt động như: công tác tuyên truyền, tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng, trang bị dụng cụ, thiết bị chữa cháy rừng, hỗ trợ đời sống cho người giữ rừng, phát triển rừng, nâng cấp cơ sở vật chất cho lực lượng bảo vệ rừng,... tại các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh.
Tuy tình hình vi phạm vẫn còn xảy ra nhưng các vụ vi phạm luôn được phát hiện kịp thời và xử lý theo quy định pháp luật. Đa số các vụ vi phạm chủ yếu mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ, thiệt hại không nhiều.
Nhìn chung, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong các năm qua có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm, công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, công tác trồng rừng, bảo vệ động vật hoang dã và công tác quản lý chế biến lâm sản luôn được các cơ quan chức năng và lãnh đạo các địa phương quan tâm chú trọng.
Từ năm 2011 đến nay, đối tượng phải nộp tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng mới chỉ có 3 đối tượng là: thủy điện, nước sạch, du lịch sinh thái rừng. Hiện các bộ, ngành trung ương đang xây dựng khung pháp lý, tham mưu cho Chính phủ trong việc thu tiền các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng như: các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước thô, các cơ sơ nuôi trồng thủy sản sử dụng nguồn nước từ rừng và tiếp tục nghiên cứu các đối tượng khác như: dịch vụ hấp thu và lưu giữ cacbon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên.
Theo Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 2-11-2016 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 1-1-2017) về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24-9-2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tiền dịch vụ môi trường rừng được qui định đối với thủy điện là 36 đồng/kWh điện thương phẩm; nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm.
Trong tương lai, tiền dịch vụ môi trường rừng sẽ là một nguồn thu quan trọng góp phần chia sẽ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
(còn tiếp)
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng