Kinh tế

Góp ý 2 dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ, phát triển rừng và Luật Thủy sản

(ĐN) – Chiều 12 – 9, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bùi Xuân Thống đã chủ trì hhội nghị tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) và Luật Thủy sản (sửa đổi) dự kiến sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV.

(ĐN) – Chiều 12 – 9, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bùi Xuân Thống đã chủ trì hhội nghị tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) và Luật Thủy sản (sửa đổi) dự kiến sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV.

Đại biểu góp ý tại hội nghị
Đại biểu góp ý tại hội nghị

Đối với dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ và phát triển rừng (gồm 12 chương, 111 điều), các đại biểu tập trung góp ý về phân loại rừng; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng; bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng; làm rõ về vấn đề sở hữu, quản lý rừng, nhất là về mặt kinh tế...

Trong đó, theo các đại biểu, việc quy định với quy mô tập trung từ 5 ngàn hécta rừng trở lên thành lập Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ là chưa hợp lý; cần xác định rõ địa vị và hành lang pháp lý, cơ chế chính sách cụ thể bảo vệ lợi ích chính đáng cho người dân làm nghề rừng...

Riêng về dự thảo sửa đổi Luật Thủy sản (gồm 9 chương, 110 điều), theo các đại biểu, việc chọn phương án Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần có ở cấp tỉnh; nên bổ sung thêm thêm chính sách hỗ trợ cho cả vùng mặt nước nội địa, chứ không dành riêng cho tổ chức sản suất, khai thác thủy sản trên biển có liên kết. Ngoài ra, các đại biểu đề nghị dự thảo luật cần nêu rõ hơn trách nhiệm của cơ quan quản lý và trách nhiệm của cộng đồng trong khai thác thủy sản...

Các ý kiến đóng góp đã được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tiếp thu, tổng hợp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bình Nguyên

Đồng Nai

© 2021 FAP
  4,086,488       2/1,345