PN - Trong lúc làn sóng biểu tình, phản đối phán quyết bất lợi cho gia đình các nạn nhân người da màu bị cảnh sát bắn hoặc truy đuổi đến chết ở thành phố New York vẫn chưa kết thúc,
Vết thương trong lòng nước Mỹ xuất phát từ sự căng thẳng chủng tộc giữa cảnh sát da trắng và người da màu đã biến thành những cuộc biểu tình lan rộng nhiều nơi. Cuối tuần qua, người dân New York (thành phố lớn nhất nước Mỹ với 8,4 triệu dân) xuống đường trong đêm để phản đối phán quyết không truy tố viên cảnh sát da trắng đã kẹp cổ, và được cho là gây ra cái chết của người đàn ông da đen, không vũ khí trong tay, Eric Garner. Như “thêm dầu vào lửa”, ngày 5/12, một cảnh sát da trắng ở bang Arizona lại bắn chết một người đàn ông da màu không có vũ khí, khiến sự phản ứng của cộng đồng trở nên dữ dội hơn.
Sở cảnh sát St. Louis, bang Missouri tuần qua còn đăng một thông báo khiến dư luận nổi cơn thịnh nộ. Thông báo như sau: “Hãy dạy dỗ con của quý vị nếu không muốn chúng tôi phải giết chúng”. Đây là lời cảnh báo nhằm nhắc đến trường hợp của bé trai da màu Tamir E. Rice (12 tuổi) bị cảnh sát bắn chết vì nhầm tưởng em cầm súng thật. Em đã cố ý không nghe theo yêu cầu của cảnh sát, vẫn nghịch với khẩu súng giả của mình. Thông báo trên đã phải tháo bỏ sau khi bị người dân chỉ trích.
Người dân xuống đường trong đêm tại thành phố New York cuối tuần qua
Những cuộc biểu tình, hay thư kiến nghị của ba thẩm phán thuộc khu vực 10 (được công bố cuối tuần qua), trong đó, đối tượng bị chỉ trích đều là cảnh sát, đã bộc lộ những tồn tại của xã hội Mỹ.
Trong thư ngỏ gửi đến Tòa án phúc thẩm liên bang khu vực 10, ba thẩm phán cùng ký tên, khẩn thiết yêu cầu chính quyền liên bang và hệ thống tư pháp có những thay đổi, cụ thể là quy định rõ ràng về cách xử lý, chuẩn mực thái độ của cảnh sát với trẻ em.
Một trong ba thẩm phán nói trên là ông Carlos F. Lucero đã có văn bản riêng thể hiện quan điểm cá nhân về những bất cập của hệ thống pháp luật đối với hành vi phạm tội của trẻ. Ông Lucero cho rằng, sự hiện diện và can thiệp kịp thời của cảnh sát ở các trường học vô cùng cần thiết, nhất là trong tình huống đặc biệt như có xả súng. Thế nhưng, sự xuất hiện của cảnh sát để trấn áp những đứa trẻ chưa phát triển hoàn thiện, xem chúng là tội phạm nguy hiểm thì không phù hợp.
Ngoài mục đích giảm thiểu thương vong, thiệt hại, theo thẩm phán Lucero, chính quyền Mỹ nên cân nhắc việc giảm thiểu tổn hại về tinh thần cho đối tượng trẻ em.
ANH THÔNG
(Theo Dayton Daily News, Deseret News, Verge)
Michael Brown, Eric Garner, biều tình, California