Sức khỏe

Kinh nguyệt lần đầu liên quan đến bệnh tim

Khảo sát của các nhà khoa học Anh tại ĐH Oxford được công bố trên tạp chí Circulation cho thấy tuổi bắt đầu có kinh nguyệt quá sớm hoặc quá muộn có thể là dấu hiệu nguy cơ của bệnh tim, đột quỵ và cao huyết áp về sau này ở nữ giới.

TS Dexter Canoy và cộng sự đã đánh giá dữ liệu y tế của 1,3 triệu phụ nữ từ 50 đến 64 tuổi, được nhóm nghiên cứu theo dõi trong hơn 10 năm. Kết quả cho thấy những người bắt đầu có kinh nguyệt lúc 10 tuổi hoặc sớm hơn và lúc 17 tuổi hoặc muộn hơn có tỉ lệ nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ và cao huyết áp dẫn tới biến chứng cao hơn người bắt đầu có kinh nguyệt trong khoảng 13 tuổi. Theo đó, tỉ lệ cần điều trị tại bệnh viện hoặc tử vong ở những người có kinh nguyệt quá sớm hoặc quá muộn do bệnh tim cao hơn 27%, do đột quỵ cao hơn 16% và do cao huyết áp hoặc biến chứng cao hơn 20%. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết nhóm đối tượng gặp nguy cơ này rất ít. Tỉ lệ phụ nữ có kinh nguyệt đầu tiên vào năm 10 tuổi hoặc sớm hơn chỉ chiếm 4% và ở 17 tuổi hoặc muộn hơn là 1%. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng việc chống béo phì ở trẻ em nữ cũng góp phần giảm tình trạng có kinh nguyệt sớm và kéo giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Tuổi bắt đầu có kinh nguyệt quá sớm hoặc quá muộn có thể là dấu hiệu bệnh tim về sau này. Ảnh MNT
Tuổi bắt đầu có kinh nguyệt quá sớm hoặc quá muộn có thể là dấu hiệu bệnh tim về sau này. Ảnh MNT
Người lao động

© 2021 FAP
  18,753,032       53/1,193