Sức khỏe

Dền cơm trị rắn độc cắn

Dền cơm (Amaranthus viridis L.) thuộc họ rau dền (Amaranthaceae) là loại cỏ nhỏ, cao đến 80 cm, ở gốc thường có một nhánh to, cong, thân to đến 5 mm, không lông, không gai.

Phiến lá xoan tròn dài, có khi hình bánh bò, dài 3 - 6 cm, rộng 1,5 - 3 cm, đầu tù, có khi lõm, không lông; cuống dài đến 10 cm... Cây mọc ở đất hoang, dọc đường đi và cũng được trồng lấy lá làm rau. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt đoạn phơi khô. Dền cơm giàu dược tính nên được dùng làm thuốc. Bộ phận làm thuốc là rễ và toàn cây.

Một số nghiên cứu mới đây cho thấy rau dền có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì có nhiều sterol, các axít béo không no. Thành phần hóa học cho thấy trong cành lá rau dền cơm chứa nước 84,5%, protid 3,4%, glucid 1,4%, cellulose 1,6%, vitamin C 63 mg%, caroten 10,5 mg%, vitamin B6 3,6 mg%, vitamin B2 0,36 mg%, vitamin PP 1,3 mg% và lysin. Cũng có tác giả cho biết lượng vitamin C trong rau dền cơm là khoảng 21 mg%, xào ăn thì lượng vitamin C ít hao tổn hơn rau luộc.

Đông y cho rằng dền cơm có vị ngọt nhạt, tính mát hơi hàn, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp..., thường dùng chữa chứng nóng nhiệt, táo bón, trị lỵ trực trùng và viêm trường vị cấp và mạn tính, đau họng, đau mắt đỏ, chảy máu cam, cũng dùng trị rắn độc cắn. Rau dền cơm xào, luộc ăn ngon, có tác dụng dưỡng sinh. Ngày dùng 40 - 80 g, sắc nước uống. Dùng ngoài lấy rễ tươi giã nát, lấy nước chiết uống và dùng bã đắp. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá làm thuốc trị bò cạp đốt và dùng toàn cây trị rắn cắn. Hạt dền cơm vị ngọt, tính lạnh, tác dụng mát gan, trị phong nhiệt, chữa mắt kém. Ích cho khí lực, thông đại tiểu tiện, trị giun đũa. Kiêng kỵ: Theo kinh nghiệm dân gian thì rau dền cơm luộc kỵ ăn với tiết canh (lợn, vịt) vì nếu ăn chung sẽ bị tiêu chảy dữ dội.

Người lao động

vitamin C, rắn độc, rau dền cơm, trị rắn cắn, vitamin B2


© 2021 FAP
  18,822,592       65/1,047