Sức khỏe

Điều trị tắc nghẽn mạch máu ngoại biên

Bệnh lý mạch máu ngoại biên bao gồm tất cả vấn đề liên quan đến dòng chảy của máu trong động mạch dẫn đến cơ và nội tạng. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể hoại tử chi, phải tháo khớp hoặc cắt bỏ chi và đối mặt với nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, gây tử vong cao

Phát hiện bàn chân trái bỗng nhiên có vết loét chỉ nhỏ bằng hạt đậu, ông H.D (55 tuổi, tỉnh Long An) nghĩ rằng do biến chứng của tiểu đường nên chỉ lau rửa  hằng ngày. Không ngờ chỉ sau 3 tuần, chân trái của ông bắt đầu mất cảm giác, lạnh toát vào ban đêm và vết loét lan rộng đến mức nhìn thấy cả xương. Khi đến bác sĩ siêu âm mạch máu thì động mạch ngoại biên ở chân của ông đã hẹp tới 99%, buộc lòng phải cắt bỏ chi để bảo toàn tính mạng.

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân tuổi trung niên có các triệu chứng lâm sàng như ông D. nhưng chủ quan vì không biết đang đối mặt với một trong những bệnh lý về mạch máu ngoại biên nguy hiểm, ngày càng phổ biến và có nguy cơ gây tử vong cao trong vòng 3 năm trở lại đây.

Phương pháp đặt stent can thiệp nội mạch giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sau mổ
Phương pháp đặt stent can thiệp nội mạch giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sau mổ

Triệu chứng lâm sàng của bệnh mạch máu ngoại biên giống một số bệnh như thần kinh, thoát vị đĩa đệm... nên rất dễ chẩn đoán nhầm. Các mạch máu ở ngoại biên bị hẹp hoặc tắc thường là do xơ vữa động mạch, dẫn tới thiếu máu nuôi các cơ quan như thận, các chi của cơ thể… Nếu không phát hiện sớm để điều trị sẽ dẫn đến hoại tử đầu chi, thậm chí phải tháo khớp hoặc cắt bỏ một phần chi.

GS-BS Jean-Baptiste Ricco, Chủ tịch Hiệp hội Phẫu thuật mạch máu châu Âu, cho biết: “Tái thông mạch máu cho bệnh nhân mắc chứng động mạch ngoại biên bằng cách can thiệp nội mạch được xem là phương pháp hiện đại nhất hiện nay. Với bệnh nhân ở giai đoạn sớm, thủ thuật can thiệp nong và đặt giá đỡ stent trong lòng động mạch để tạo con đường mới cho máu lưu thông giúp bệnh nhân không phải trải qua gây mê và phẫu thuật kéo dài nhiều giờ mà tỉ lệ thành công lên tới hơn 80%. Vì đa số người mắc bệnh đều lớn tuổi, có tiền sử bệnh tim mạch hoặc tiểu đường, huyết áp… nên việc phải trải qua ca phẫu thuật quá dài sẽ mất rất nhiều máu, gây nguy hiểm, đau đớn. Phương pháp đặt stent can thiệp nội mạch chỉ mất khoảng 60-90 phút thực hiện và sức khỏe bệnh nhân phục hồi nhanh hơn”.

Trước đây, khi trong nước chưa ứng dụng công nghệ can thiệp bằng phương pháp nội mạch với bệnh lý động mạch ngoại biên hay phình động mạch chủ, bệnh nhân thường được đưa đi điều trị ở nước ngoài, mất khá nhiều thời gian và chi phí đi lại. Hiện nay, các khoa Ngoại tổng quát, Lồng ngực và Mạch máu của Bệnh viện FV phát triển, mở rộng dịch vụ chẩn đoán và điều trị phẫu thuật mạch máu với các trang thiết bị hiện đại giúp bệnh nhân có thể chẩn đoán sớm bệnh lý mạch máu ngay khi chưa xuất hiện dấu hiệu bệnh thông qua chụp mạch máu bằng máy chụp kỹ thuật số mới.

Đồng thời, bệnh nhân có cơ hội khám và điều trị trực tiếp từ ngày 6 đến 24-1-2014 với GS-BS Jean-Baptiste Ricco, chuyên gia về phẫu thuật mạch máu và can thiệp nội mạch hàng đầu của Pháp tại Khoa Phẫu thuật tổng quát - Lồng ngực, mạch máu tại Bệnh viện FV. Nếu bạn hoặc người thân mắc các bệnh lý về mạch máu hoặc nội mạch, hãy gọi số (08) 5411 3333 (máy nhánh: 1250). 

 GS-BS Jean-Baptiste Ricco có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật mạch máu và can thiệp nội mạch. Ông là giáo sư trưởng khoa chuyên ngành giải phẫu mạch máu tại bệnh viện Trường Đại học J Bernard, Poitiers (Pháp), Chủ tịch Hiệp hội Phẫu thuật mạch máu của Pháp… Ông đã 2 lần nhận Huân chương Bắc đẩu bội tinh của nhà nước Pháp về những cống hiến trong lĩnh vực y khoa.

Người lao động

© 2021 FAP
  18,957,718       89/958