Xã hội

Tăng cường tuân thủ pháp luật lao động tại các doanh nghiệp ngành gỗ

(ĐN)- Ngày 10-1, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức hội nghị tổng kết chiến dịch "Tăng cường tuân thủ pháp luật lao động đối với doanh nghiệp hoạt động, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chế biến gỗ tại Đồng Nai" năm 2019.

(ĐN)- Ngày 10-1, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức hội nghị tổng kết chiến dịch “Tăng cường tuân thủ pháp luật lao động đối với doanh nghiệp hoạt động, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chế biến gỗ tại Đồng Nai” năm 2019.

Các đại biểu nêu ý kiến, giải pháp về tăng cường tuân thủ pháp luật lao động trong ngành chế biến gỗ
Các đại biểu nêu ý kiến, giải pháp về tăng cường tuân thủ pháp luật lao động trong ngành chế biến gỗ

Theo Sở LĐTB-XH, năm 2019, Sở đã tiến hành thanh tra 49 doanh nghiệp hoạt động, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chế biến gỗ. Qua thanh tra đã phát hiện một số vi phạm về thực hiện pháp luật lao động, trong đó, vi phạm phổ biến nhất là doanh nghiệp tổ chức cho người lao động (NLĐ) làm thêm giờ quá quy định (chiếm trên 73% tổng số doanh nghiệp). Ngoài ra, một số vi phạm khác như: chưa chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cơ chế đối thoại vẫn còn nhiều hạn chế; nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm tổ chức khám sức khỏe định kỳ, trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ...

Qua thanh tra, Sở LĐTB-XH đã kịp thời chấn chỉnh các vi phạm trên và đưa ra 704 kiến nghị về các vi phạm, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện. Đến thời điểm hiện tại, đã có 40/49 doanh nghiệp gửi báo cáo việc thực hiện kiến nghị và có tài liệu minh chứng cụ thể (đạt tỷ lệ trên 83%). Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế các vi phạm trên và tăng cường tuân thủ pháp luật lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Dịp này, Sở LĐTB-XH đã khen thưởng 10 tập thể và 5 cá nhân có nhiều thành tích trong việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp ngành gỗ.

Lan Mai

Đồng Nai

© 2021 FAP
  66,069,645       31/1,247