Kinh tế

Anh kế toán đi làm gỗ xuất khẩu

Từ một xưởng gỗ nhỏ khoảng 300m2 chuyên gia công các sản phẩm gỗ cho các công ty trong nước, qua 10 năm, anh Tạ Ngọc Hoài đã phát triển thành Công ty TNHH Hoài Phú Long (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) chuyên sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu với 3 nhà xưởng có tổng diện tích khoảng 15 ngàn m2 và hơn 300 công nhân làm việc. Hiện nay, anh Hoài là thành viên Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai.

Từ một xưởng gỗ nhỏ khoảng 300m2 chuyên gia công các sản phẩm gỗ cho các công ty trong nước, qua 10 năm, anh Tạ Ngọc Hoài đã phát triển thành Công ty TNHH Hoài Phú Long (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) chuyên sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu với 3 nhà xưởng có tổng diện tích khoảng 15 ngàn m2 và hơn 300 công nhân làm việc. Hiện nay, anh Hoài là thành viên Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai.

Anh Tạ Ngọc Hoài, Giám đốc Công ty TNHH Hoài Phú Long (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) kiểm tra chất lượng sản phẩm tại xưởng sản xuất của công ty trước khi xuất khẩu
Anh Tạ Ngọc Hoài, Giám đốc Công ty TNHH Hoài Phú Long (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) kiểm tra chất lượng sản phẩm tại xưởng sản xuất của công ty trước khi xuất khẩu

* “Ngã rẽ” bất ngờ

Cách đây khoảng 10 năm, anh Hoài đang làm kế toán trưởng cho một công ty sản xuất gỗ đã quyết định rẽ ngang để làm chủ một xưởng gỗ ở xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom.

Anh Hoài kể: “Lúc đó, lợi thế của tôi là kinh nghiệm quản lý tài chính, cũng như “học lỏm” được một số kỹ thuật về làm gỗ nhưng nguồn vốn và lực lượng công nhân để mở xưởng gỗ thời đó gặp nhiều khó khăn. Lúc mới thành lập xưởng gỗ chỉ có 5 công nhân luân phiên làm việc. Xưởng chủ yếu sản xuất những mặt hàng gia công nhỏ; máy móc, thiết bị chủ yếu phải đi mua đồ cũ về sửa chữa để sử dụng”.

Khó khăn là vậy nhưng anh vẫn cố gắng tích lũy thêm kinh nghiệm, lấy nguồn lợi nhuận thu được để đầu tư máy móc, thay thế “cuốn chiếu” các thiết bị không còn phù hợp. Đồng thời, việc đào tạo, nâng cao tay nghề của công nhân được đặt lên hàng đầu.

Dần dần công ty hoạt động ổn định hơn và bắt đầu chuyển qua hướng đi mới là sản xuất đồ nội thất xuất khẩu thay vì gia công cho các công ty trong nước.

“Khi chân ướt chân ráo bước chân vào lĩnh vực mới, khó khăn nhất chính là tìm kiếm được đơn hàng vì lúc đó quy mô công ty còn quá nhỏ, chưa được khách hàng biết đến nhiều. Có khi tìm được khách hàng rồi nhưng do công suất không đáp ứng đủ nhu cầu nên khách hàng từ chối. Chúng tôi gần như phải tìm kiếm khách hàng lại từ đầu” - anh Hoài chia sẻ.

* Lấy chất lượng làm thương hiệu

Khoảng 3 năm trở lại đây, hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty có nhiều chuyển biến tích cực. Khối lượng đơn hằng ngày càng ổn định, trung bình khoảng 40 container mỗi tháng. Thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Hàn Quốc, chiếm khoảng 50% số lượng đơn hàng. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hoa Kỳ...

“Công ty luôn đặt chất lượng, chữ tín lên hàng đầu. Một khi sản phẩm đảm bảo được chất lượng thì các đối tác sẽ tự tìm đến mình, nhớ tới thương hiệu của mình và giới thiệu công ty đến với các đối tác khác. Điều này thực sự quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt ở lĩnh vực sản xuất gỗ nói chung và các mặt hàng gỗ xuất khẩu nói riêng” - anh Hoài cho hay.

Anh Hoài cho biết thêm, một bài toán khó khác mà các doanh nghiệp về gỗ đang gặp phải trong thời gian gần đây là nguồn lao động có tay nghề ngày càng thu hẹp. Điều này đòi hỏi công ty tăng thêm các chế độ đãi ngộ về lương, thưởng, chỗ ở, phương tiện đưa rước... để giữ chân người lao động.

“Sắp tới, công ty dự kiến sẽ mở rộng thêm 4 ngàn m2 xưởng sản xuất để hướng tới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ phía các đối tác. Các sản phẩm cũng thường xuyên thay đổi mẫu mã theo hướng hiện đại, làm theo yêu cầu, bản vẽ, sản phẩm mẫu do đối tác đặt hàng để nâng cao tính cạnh tranh” - anh Hoài chia sẻ.

Hải Quân

Đồng Nai

© 2021 FAP
  3,364,940       6/934