Kinh tế

Khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường

Thời gian qua, Đồng Nai đã có những chương trình vận động người dân với chủ đề giải quyết ô nhiễm do rác thải nhựa và ny-lông, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế dần và tiến đến loại bỏ túi ny-lông, bao bì nhựa sử dụng 1 lần.

Để giải quyết ô nhiễm do rác thải nhựa và ny-lông phải bắt đầu từ thay đổi thói quen hằng ngày của mỗi người dân. Trong

Khách hàng sử dụng túi ny-lông để đựng trái cây tại một siêu thị ở TP.Biên Hòa. Ảnh: L.Phương
Khách hàng sử dụng túi ny-lông để đựng trái cây tại một siêu thị ở TP.Biên Hòa. Ảnh: L.Phương

Đơn cử như các hoạt động tuyên truyền nhân Ngày Môi trường thế giới (5-6) và Tuần lễ Đồng Nai Xanh, ngày hội tái chế chất thải...

* Cần đa dạng về nội dung

Qua 3 năm tổ chức, Ngày hội tái chế chất thải do Sở Tài nguyên - môi trường tổ chức đã thu hút hơn 4 ngàn lượt người tham dự, thu gom và xử lý gần 2 tấn chất thải có thể tái chế và chất thải nguy hại mỗi năm; hướng dẫn mọi người và được sự ủng hộ tích cực trong hoạt động tái chế chất thải trong đời sống
thường ngày.

Ông Đặng Minh Đức, Giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường cho biết, mỗi ngày tại Đồng Nai phát sinh trên 1,8 ngàn tấn rác thải sinh hoạt, trong đó có rất nhiều chất thải là nhựa sử dụng 1 lần. Hưởng ứng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Đồng Nai có nhiều giải pháp giảm chất thải nhựa để bảo vệ môi trường.

Cụ thể, tuyên truyền vận động người dân, doanh nghiệp hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, thay thế dần những sản phẩm khác có thể sử dụng nhiều lần để hạn chế chất thải, giảm dùng túi ny-lông... Đồng thời phối hợp với các địa phương thường xuyên tuyên tuyền để người dân nâng cao ý thức hơn nữa trong việc hạn chế dùng và thải chất thải nhựa.

GS-TSKH.Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường (Trường đại học công nghiệp TP.Hồ Chí Minh) cho hay, Đồng Nai nói riêng và các địa phương khác nói chung nên phối hợp với các cơ quan báo, đài thường xuyên đưa các thông tin về tác hại của việc sử dụng đồ nhựa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường như thế nào bằng những dẫn chứng thuyết phục. Cụ thể, đựng thức ăn nóng trong bịch nhựa sẽ làm sản sinh những chất độc hại gây hại cho sức khỏe của người dùng.

Giám đốc Sở Công thương Dương Minh Dũng chia sẻ, các hoạt động, chương trình hướng tới tiêu dùng “xanh” cần được khuyến khích, nhân rộng. Trong thời gian tới, Sở cùng với các sở, ngành, đơn vị, địa phương sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh về ý nghĩa, tầm quan trọng của tiêu dùng “xanh” đối với môi trường, sức khỏe của cá nhân và cộng đồng...

* Huy động mọi tầng lớp xã hội tham gia

GS-TSKH.Lê Huy Bá cho biết thêm, muốn người dân hạn chế sử dụng đồ nhựa thì phải tuyên truyền để thay đổi dần thói quen. Bởi dùng sản phầm từ nhựa đã là thói quen ăn sâu trong nhiều người dân vì tính tiện lợi. Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân thì phải có giải pháp tìm ra những vật liệu thích hợp khác thay thế đồ nhựa vừa tiện lợi vừa có giá thấp.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh nhấn mạnh, chủ động giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và hạn chế chất thải nhựa nói riêng cần có sự chung tay của mọi tầng lớp trong xã hội. Mỗi hành động nhỏ vì môi trường của mỗi người sẽ mang lại một ý nghĩa, hiệu ứng thiết thực, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và mỗi người dân trong thu gom, phân loại, tái chế, sử dụng chất thải...

Hương Giang - Lam Phương

Đồng Nai

© 2021 FAP
  3,375,859       39/1,054