Giáo dục

4 lý do vì sao giáo dục đại học Anh vẫn lạc quan sau khi rời EU

Sở hữu nhiều trường đại học hàng đầu thế giới, hệ thống thị thực dựa trên điểm mới tạo thuận lợi cho sinh viên quốc tế... là những lý do nền công nghiệp giáo dục đại học Anh vẫn phát triển.

Nghiên cứu gần đây bởi QS cho thấy 56% số người được hỏi tin rằng việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sẽ ảnh hưởng bất lợi đến triển vọng nghề nghiệp của họ. Nhiều nhà giáo dục đại học Anh cũng phản đối Brexit vì sợ việc cắt giảm kinh phí nghiên cứu và khả năng tiếp cận sinh viên tài năng EU.

Tuy nhiên, Nunzio Quacquarelli, Giám đốc điều hành của QS Quacquarelli Symonds, vẫn lạc quan cho rằng các trường đại học Anh sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong ngành công nghiệp giáo dục đại học toàn cầu, miễn là chính phủ Anh cung cấp các hỗ trợ cần thiết.

Dưới đây là 4 lý do ông Quacquarelli đưa ra để giải thích cho sự lạc quan.

Thứ nhất, các trường đại học Anh đã thiết lập tiêu chuẩn về sự xuất sắc trong nghiên cứu được công nhận trên toàn thế giới. Hiện tại, Anh chỉ đứng sau Mỹ về số lượng trường đại học hàng đầu thế giới. Mặc dù sẽ có sự cắt giảm tài trợ từ các quỹ nghiên cứu EU (687 triệu GBP hàng năm), chính phủ Anh đầy trách nhiệm được tin tưởng sẽ hiểu được tầm quan trọng của hệ thống giáo dục đại học đẳng cấp thế giới đối với nền kinh tế nước này (giáo dục đại học đóng góp khoảng 40 tỷ GBP vào GDP của Anh) và sẽ bù đắp thiếu hụt về tài trợ nghiên cứu này.

4-ly-do-vi-sao-giao-duc-dai-hoc-anh-van-lac-quan-sau-khi-roi-eu

Các trường đại học Anh có thể không phải đối mặt với ngày tận thế như nhiều người lo sợ. Ảnh: Top University

Thứ hai, Anh thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế từ khắp thế giới (436.000 du học sinh, trong đó có 124.000 sinh viên từ EU trong khóa 2014-2015) và đứng thứ hai sau Mỹ về số lượng sinh viên quốc tế theo học. Nhu cầu học tập của sinh viên EU sẽ giảm khi bắt đầu phải đóng phí giống sinh viên quốc tế khác, nhưng doanh thu từ sinh viên EU thực sự có thể tăng.

Cùng lúc đó, sinh viên ở các khu vực sẽ nhận thấy luật thị thực mới ưu đãi hơn với hệ thống dựa trên điểm hợp lý có lợi cho những sinh viên học thạc sĩ, tiến sĩ và giảm bớt quyền của những người có trình độ ở lại làm việc tại Anh. Sau khi rời EU, Anh sử dụng hệ thống của Canada và Australia làm mẫu cho quy định cấp thị thực mới. Cả Canada và Australia đều tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế. Thị thực thay đổi cùng với giá trị đồng bảng Anh suy giảm có thể dẫn đến lợi nhuận cao bất ngờ cho các trường đại học Anh.

Thứ ba, hệ thống thị thực dựa trên điểm mới sẽ làm cho các trường đại học Anh dễ dàng thu hút tiến sĩ và giảng viên trẻ từ khắp nơi không chỉ từ EU. Luật thị thực hiện hành tạo ra những cản trở cho Anh tiếp cận với các tài năng.

Cuối cùng, nghiên cứu của QS cho thấy 67% nhà tuyển dụng toàn cầu thích sinh viên có kinh nghiệm quốc tế. Các trường đại học Anh nên tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế và các cơ hội học tập nước ngoài trên khắp thế giới. Mở ra những cơ hội có sinh viên Anh ở châu Á và các khu vực khác có thể mang lại sự sẵn sàng cho họ với công việc tương lai. Trước đây, rất ít sinh viên Anh tận dụng lợi thế khi còn là thành viên EU để tham gia chương trình trao đổi Erasmus. Nhưng giờ họ đã quan tâm hơn đến việc học tập và thực tập ở EU khi nhận ra mình phải nỗ lực để duy trì các mối quan hệ văn hóa, một lợi ích quan trọng của EU.

Vì vậy, nếu chính phủ Anh theo đuổi những cam kết được đưa ra bởi Boris Johnson, Michael Gove và thành viên ủng hộ việc rời EU, các trường đại học Anh có thể không phải đối mặt với ngày tận thế như nhiều người lo sợ.

Quỳnh Linh (theo Top University)

VNExpress

4 lý do, vì sao, giáo dục, đại học, Anh, lạc quan, rời EU


© 2021 FAP
  1,053,040       13/521