(NLĐO)- Ngày 19-1, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu ngành toà án: Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật - Ảnh: TTXVN
Phát biểu tại hội nghị triển khai công tác năm 2015 của Toà án nhân dân Tối cao ( TAND Tối cao ) ngày 19-1 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá nét mới của ngành toà án trong năm 2014 là nhiều vụ án tham nhũng lớn, xã hội hết sức quan tâm, được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh; trong quá trình xét xử, khi phát hiện tội phạm mới đã tiến hành khởi tố tại tòa hoặc xem xét lại tội danh một số hành vi phạm tội để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng, kiểm tra, giám đốc thẩm một số vụ án hình sự có đơn kêu oan, nhìn chung được dư luận đồng tình ủng hộ, hoan nghênh.
Chủ tịch nước chỉ đạo trong năm 2015, Tòa án các cấp cần tiếp tục đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa xét xử theo hướng thực chất, đảm bảo dân chủ, công khai, đúng quy định của pháp luật.
“Trong quá trình xét xử, yêu cầu cao nhất là bảo đảm ra bản án, quyết định đúng pháp luật, mang lại công lý cho mọi người, không được để xảy ra oan sai và bỏ lọt tội phạm” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch nước, khi tiến hành xét xử, TAND các cấp cần quán triệt sâu sắc 3 nguyên tắc quan trọng đã được Hiến định, là: Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; tranh tụng trong xét xử được bảo đảm và quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.
Theo báo cáo của TAND Tối cao, trong năm qua, nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng hoặc các vụ án được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các vụ án về tham nhũng đã được các tòa án khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương cũng như cả nước.
Thực hiện Nghị quyết số 69/2013/QH13 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, TAND Tối cao đã tham gia tổ công tác liên ngành Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, TAND, Bộ Công an xem xét một số vụ án có đơn kêu oan gửi các cơ quan trung ương; thụ lý xem xét 102 trường hợp có đơn kêu oan được xét xử trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII có mức phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình, đảm bảo việc xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội; đồng thời, không bỏ lọt tội phạm.
Trong số 102 trường hợp nêu trên, đã xem xét, giải quyết 55 trường hợp. Thông qua kết quả giải quyết cho thấy về cơ bản, việc xét xử của Tòa án là đúng pháp luật (có 52 trường hợp trả lời không có căn cứ kháng nghị).
Tuy nhiên cũng đã kháng nghị để giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm 3 trường hợp do có vi phạm thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Số còn lại 47 đơn, qua rà soát lại cho thấy chỉ có 13 trường hợp kêu oan, 34 trường hợp đơn đề kêu oan nhưng hầu hết nội dung đề nghị chỉ là xin giảm nhẹ hình phạt hoặc xem xét lại phần trách nhiệm dân sự.
TAND Tối cao, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, án oan, xét xử, đại án, Viện Kiểm sát, Giám đốc thẩm, Chủ tịch nước, vi phạm thủ tục tố tụng, phiên tòa x