Công nghệ thông tin

Quá xấu hổ, phải thay đổi thôi!

(NLĐO) - Hàng trăm bạn đọc gửi chia sẻ về Báo Người Lao động tranh luận gay gắt về bài viết: “Chúng mày không khá nổi là vậy!”

“Đúng quá rồi! “Chúng mày không khá nổi là vậy!”. Người nước ngoài xem thường cũng chẳng có gì lạ! Cái vô ý thức vô cố hữu đó bao giờ mới thay đổi được?...”. Bạn đọc Thanh Hoàng đã gửi bình luận như thế về bài viết "Chúng mày không khá nổi là vậy!", đang trên Người Lao Động Online từ ngày 6-11.

Môi trường doanh nghiệp tốt sẽ giúp người lao động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Trong ảnh: Công nhân Công ty Samho đang sản xuất. Ảnh: Vĩnh Tùng

Môi trường doanh nghiệp tốt sẽ giúp người lao động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Trong ảnh: Công nhân Công ty Samho đang sản xuất. Ảnh: Vĩnh Tùng

Trong những ngày qua, hàng trăm bạn đọc đã gửi ý kiến chia sẻ về Báo Người Lao Động qua bài viết này, tạo ra diễn đàn tranh luận sôi nổi về văn hóa ứng xử, ý thức chấp pháp của công nhân, người Việt.

Những câu chuyện… cười không nổi!

Đồng tính với những “câu chuyện đắng lòng” mà tác giả bài viết đưa ra, nhiều bạn đọc cũng đã bày tỏ suy nghĩ của người trong cuộc.

Bạn đọc Kim cho biết ông từng làm việc cho một công ty Hàn quốc ở Đồng Nai, chứng kiến cảnh chị em công nhân đi làm trễ giờ diễn ra hằng ngày. Lúc ngồi ăn cơm trong căng tin công ty thi nói chuyện hà rầm, vứt xả rác bừa bãi… “Cứ như thế thì… 1001 năm sau mới khá được. Đôi co lại sau khi bị trách cứ hay than phiền do làm sai cũng là một đặc tính của chúng ta, không bao giờ ý thức được lỗi lầm và khắc phục” – bạn đọc Kim nhận xét.

Làm việc ở một doanh nghiệp (DN) của Nhật Bản, bạn đọc Huỳnh My nói giới chủ đánh giá cao bao nhiêu sự cần cù, khéo léo của công nhân Việt thì họ lại… sợ bấy nhiêu sự tùy tiện của họ. “Có lần một công nhân ăn cắp 1 lít dầu của máy, bị sa thải. Ông chủ người Nhật cứ hỏi tôi "tại sao họ làm vậy?". Vì rất nhiều lý do và vì xấu hổ, tôi không thể trả lời” – Bạn đọc Huỳnh My bộc bạch.

Bạn đọc Thu Huệ kể về một câu chuyện… cười không nổi: “Công ty tôi trồng rừng ở Quảng Ninh. Vì dốc cao không thể đưa máy lên đào hố trồng cây được nên công ty thuê lao động địa phương đào thủ công. Làm được đúng một ngày, họ chê tiền công thấp nên bỏ việc. Cực chẳng đã, công ty phải thuê lao động Trung Quốc. Họ kéo sang và làm cật lực. Thậm chí ban đêm, họ thắp đèn để tiếp tục đào. Những lao động Việt Nam thấy thế kéo lên xem người Trung Quốc làm...”.

Những cái chưa được xuất phát từ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, văn hóa ứng xử thấp kém của người lao động như những câu chuyện trên đang diễn ra hằng ngày trong môi trường DN.

Ông Ngô Vĩnh Tường, chủ một cơ sở sản xuất, cho biết cơ sở của ông chỉ có chục công nhân. Cùng với những lo toan về công chuyện làm ăn, việc khiến ông vất vả nhất là duy trì kỷ luật và trật tự vệ sinh nơi làm việc. Chỉ là những việc nhỏ như phải giữ nhà vệ sinh luôn sạch sẽ như thế nào, tới việc chải đầu sau khi tắm ra sao để không làm bẩn gương soi, việc ăn uống gọn gàng không để rơi vãi thức ăn ra bàn... mà cả năm trời rèn giũa vẫn không đi vào nề nếp được, dù cho trong số công nhân có những người đã học qua đại học. “Tôi rút ra kết luận rằng ý thức tổ chức kỷ luật của người Việt Nam rất kém nếu không nói rằng rất nhiều người không hề có khái niệm gì về điều này trong đầu. Chừng nào điều này không thay đổi thì nói rộng ra, đất nước vẫn không thể khá lên được” – ông Tường nói.

Môi trường tốt sẽ tạo thói quen tốt

Cũng có không ít bạn đọc đã “ném đá” dữ dội tác giả bài viết khi cho rằng đem toàn chuyện xấu của công nhân ra nói, làm vậy chẳng khác “vạch áo cho người xem lưng”. Càng xấu hổ hơn bởi chỉ từ một vài công nhân cư xử chưa đúng mực mà người quản lý nước ngoài “quơ đũa cả nắm”, gọi là “chúng mày” đầy miệt thị.

Chủ doanh nghiệp phải biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với người lao động. Trong ảnh: Công nhân Công ty Domex trong một buổi đối thoại. Ảnh: Vĩnh Tùng

Chủ doanh nghiệp phải biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với người lao động. Trong ảnh: Công nhân Công ty Domex trong một buổi đối thoại. Ảnh: Vĩnh Tùng

Một bạn đọc nói: “Lòng tự tôn ở đâu sao để họ xem thường đến vậy? Bóng dáng, vai trò của người quản lý

Pháp luật điều chỉnh hành vi

Một số bạn đọc cho rằng hành vi của mỗi người không hẳn phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ, văn hóa, hay nền tảng giáo dục gia đình và đào tạo xã hội. Nó còn phụ thuộc vào sự tiến bộ xã hội và tôn nghiêm của pháp luật. Một người khi ra sân bay không có ý thức xếp hàng nhưng chỉ sau 3 ngày ở Nhật Bản hay Hàn Quốc, tự khắc họ cũng phải xếp hàng. Hay như một người có thói quen vứt rác bừa bãi sẽ không làm như vậy khi sang Singapore…. Bạn đọc Hoàng Long nói: Chính phủ Singapore cũng phải vất vả để dân Singaporelàm quen với nếp sống văn minh, hiện đại, sạch sẽ khi bước vào giai đoạn phát triển. Chúng ta cũng cần phải hành động như vậy”.

nhân sự ở đâu? Họ giúp gì để điều chỉnh hành vi của người lao động theo nội quy của DN?...

Đó cũng là những câu hỏi mà từ bài viết này, nhiều bạn đọc gợi mở nhiều vấn đề trong quản lý điều hành, quản trị nhân sự và xây dựng văn hóa DN của mỗi DN.

Một bạn đọc cho rằng các tranh chấp lao động thời gian qua xảy ra nhiều ở các DN Đài Loan, Hàn Quốc và DN dân doanh trong nước, rất ít khi xảy ra ở DN của Châu Âu và cả Nhật Bản. “Chính sự áp đặt, muốn quản lý hành vi, ý thức của người lao động bằng những nội quy hà khắc, không phù hợp với văn hóa Việt Nam đã khiếu tranh chấp phát sinh. Từ những chuyện bé về thói hư tật xấu của một số người đã bị xé thành chuyện lớn, dẫn đến xung đột” – bạn đọc này phân tích.

Trưởng phòng quản lý sản xuất của một công ty 100% vốn Nhật Bản ở KCN Long Thành – Đồng Nai, kể khi mới đầu tư vào Việt Nam, vấn đề ý thức của người lao động luôn làm giới chủ đau đầu. Nhưng sau khi ổn định sản xuất, công ty tiến hành tái cấu trúc toàn bộ nhân sự, xây dựng thiết chế văn hóa, nội quy rồi mở các khóa đào tạo, chỉ dạy người lao động từng ly từng tí từ chuyện xếp giày giép lên giá đỡ, bỏ rác vào sọt đến xếp hàng nhận cơm, nhận lương…

Nhờ cách làm này, qua một quá trình, công nhân được nâng cao nhận thức, văn hóa ứng xử tốt lên. Từ chỗ thường xảy ra tranh chập, bây giờ công ty là mái nhà, niềm tự hào của họ.

Với câu chuyện này, rõ ràng những “thói hư tật xấu” nếu có của người lao động sẽ được hạn chế một khi họ được sống và làm việc trong một môi trường tốt, giới chủ có cái tâm, biết lắng nghe, chia sẻ.

Bạn đọc Huấn Trương bày tỏ đồng tình: “Làm việc gì cũng phải có lý, có tình. Công ty tốt, đối xử với nhân viên tốt, quản trị bài bản, thường xuyên có những khóa học, tuyên truyền để tăng thêm tính gắn bó giữa các anh, chị, em công nhân với công ty thì tự mọi thứ sẽ tốt”.

Còn theo bạn đọc Cao Gót, một nhân viên quản lý nhân sự loay hoay không biết phải làm thế nào để xây dựng văn hóa DN thì tất yếu tình trạng trên sẽ vẫn tiếp tục xảy ra. Đó chính là sự yếu kém trong quản trị con người.

Người lao động

chúng mày, thói hư tật xấu, xấu hổ, lao động việt nam, lao động Trung Quốc, văn hóa doanh nghiệp, thái độ hành xử, ý thức chấp pháp, điều chỉnh hành v


© 2021 FAP
  3,320,299       9/1,638