Công nghệ thông tin

Chi tiêu quân sự tăng, kinh tế Nga khốn đốn

(NLĐO) – Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov hôm 7-10 thừa nhận nước này không thể kham nổi kế hoạch hiện đại hóa các lực lượng vũ trang tốn kém hàng tỉ USD đã được Tổng thống Vladimir Putin thông qua, đồng thời đẩy mạnh cuộc vận động cắt giảm chi tiêu trong khi lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine đang phát huy tác dụng.

Lời bình luận của ông Siluanov làm nổi bật cuộc tranh cãi giữa các phe phái khác nhau ở Nga về khoản chi tiêu cho quốc phòng vốn đã trở nên “nóng” trong mấy tháng gần đây.

Военные расходы в России за последний год росли
Mức chi tiêu quân sự của Nga gia tăng trong mấy năm qua. Ảnh: ITAR-TASS

Tổng thống Putin đang chuẩn bị phương án để hoãn lại hoặc cắt giảm một số khoản chi tiêu quốc phòng theo kế hoạch ban đầu nâng cấp 70% trang thiết bị quân sự đến năm 2020.

Khi chương trình đầy tham vọng nhằm hồi sinh quân đội Nga và trang thiết bị cũ kỹ lần đầu được thông qua vào năm 2011, chính phủ Nga đã dự báo mức tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 6% trong suốt thập kỷ này.

Thế nhưng, kinh tế Nga chỉ tăng trưởng tối đa ở mức 0,5% trong năm nay trong khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán nền kinh tế Nga sẽ rơi vào tình trạng trì trệ trong 2 năm tới.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Nga đang kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế, làm suy yếu đồng rúp và cô lập thị trường nước Nga với nguồn vốn nước ngoài.

Tuy vậy, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã từng tuyên bố chương trình hiện đại hóa quân đội Nga sẽ tiếp tục được thực hiện như kế hoạch đã vạch ra. Đó là đến năm 2015 sẽ nâng cấp 30% thiết bị quân sự và tỉ lệ này đến năm 2020 là 70%.

Nhà phân tích quân sự Ivan Konovalov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các xu hướng chiến lược, nhận định trong khi một số dự án - như hiện đại hóa không quân Nga, lực lượng tàu ngầm hoặc công nghệ không gian - sẽ tiếp tục được triển khai, một số dự án khác sẽ phải cắt giảm.

Điền đáng chú ý là, trong khi chi tiêu quân sự của Mỹ giảm trong năm 2013, mức chi tiêu quân sự của Nga đã tăng, lần đầu tiên qua mặt Mỹ kể từ năm 2003 và đạt 4,1% GDP.

Trong khoảng thời gian 2004-2014, Nga đã tăng gấp đôi mức chi tiêu quân sự và căn cứ vào ngân sách mới được thông qua, con số này sẽ tăng từ 17,6% tổng chi tiêu ngân sách trong năm nay lên 20,8% vào năm 2017, tức 84,19 tỉ USD.

Thế nhưng, mức thâm hụt ngân sách mới được dự kiến ở mức 0,6% GDP trong vòng 3 năm tới dựa trên cơ sở giá dầu 100 USD/thùng trong khi giá dầu Urals của Nga hôm 7-10 chỉ ở mức 90 USD/thùng.

Giá dầu giảm là một trong những yếu tố chính đẩy giá trị đồng rúp xuống mức thấp nhất chưa từng có 40 rúp = 1 USD.

Từ đó, Ngân hàng Trung ương Nga và Bộ Tài chính nước này đã bắt đầu làm việc theo một kịch bản tồi tệ nhất – cung cấp cơ chế tiền tệ và tài chính để chống đỡ nền kinh tế và hệ thống tiền tệ nếu giá dầu giảm xuống đến mức 60 USD/thùng.

Cách đây 3 năm, ông Alexei Kudrin đã rời bỏ chức vụ bộ trưởng tài chính để phản đối mức chi tiêu quân sự như nêu trên.

Người lao động

vũ khí, Nga, quân đội Nga, Putin, Kinh tế Nga


© 2021 FAP
  3,328,831       2/1,105