Công nghệ thông tin

Nhiều đối tượng đang “ăn” vào Quỹ BHXH

Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) đang đứng trước nguy cơ mất an toàn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nguyên nhân cơ bản là có nhiều đối tượng, kể cả khu vực nhà nước và doanh nghiệp đang “ăn” vào quỹ.

Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch tổng LĐLĐ Việt Nam        ảnh: NGUYỄN QUYẾT

Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: NGUYỄN QUYẾT

Nếu không có các biện pháp tăng thu, giảm chi, cân đối lại thu - chi, theo ông, đến khi nào Quỹ BHXH đứng trước nguy cơ mất khả năng chi trả?

Ông Mai Đức Chính: Với các chính sách hiện hành thì đến năm 2021, nguồn thu của Quỹ BHXH (thu từ người lao động, người sử dụng lao động và từ tiền sinh lời do hoạt động đầu tư đem lại) trong năm không đủ chi trong năm. Để bảo đảm khả năng chi trả, Quỹ BHXH phải lấy từ nguồn kết dư của các năm trước, nhưng đến năm 2034, phần kết dư không còn, số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu sẽ dẫn đến vỡ quỹ.

Công bằng trong việc đóng và hưởng là mục tiêu chính sách BHXH cần hướng đến

Công bằng trong việc đóng và hưởng là mục tiêu chính sách BHXH cần hướng đến

Ảnh: KHÁNH AN

Nhưng Chính phủ đã liên tục tăng mức đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động vào quỹ kể từ năm 2010 đến nay?

Vỡ quỹ xảy ra là do tỷ trọng giữa số tiền chi trả chế độ cho người về hưu, tử tuất, tai nạn, ốm đau, thai sản so với số thu tăng quá nhanh. Nếu như năm 2007 tỷ trọng số chi so với số thu chỉ chiếm 57,2%, thì năm 2009 là 81,8%. Đứng trước thực tế này, kể từ năm 2010 trở lại đây, Chính phủ đã 3 lần điều chỉnh tăng mức đóng góp vào quỹ của người sử dụng lao động từ 15% lên 18% quỹ tiền lương; đóng góp của người lao động từ 5% lên 8% tiền lương, tiền công. Mặc dù vậy, tỷ lệ chênh lệch giữa chi và thu của quỹ vẫn rất cao và có xu hướng tăng. Cụ thể, nếu như năm 2010, chi chiếm 76,3% so với thu thì tỷ lệ này năm 2013 là 76,6%. Tổng mức đóng góp của cả người sử dụng lao động và người lao động vào Quỹ BHXH bao gồm BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp trong vòng 5 năm qua tăng từ 25% lên 32,5% tiền lương, tiền công, nên khó có thể điều chỉnh tăng lên nữa. Hơn nữa, nếu tăng mức đóng góp vào quỹ sẽ làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên, lợi nhuận giảm khiến môi trường cạnh tranh của Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực.

Chính sách BHXH cần đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít      Ảnh: AN KHÁNH

Chính sách BHXH cần đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít.

Ảnh: AN KHÁNH

Theo ông, vì sao lại dẫn đến tình trạng này?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng thu - chi của Quỹ BHXH, như tỷ lệ đóng góp còn thấp so với mức hưởng lương hưu; mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm chỉ bằng 66% tiền lương, tiền công thực tế; số người đóng bảo hiểm cho một người hưởng lương hưu giảm mạnh từ 217 người đóng/người hưởng vào năm 1996 giảm xuống hiện còn 9 người đóng/người hưởng.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân quan trọng là tiền lương làm căn cứ tính lương hưu của người lao động trong khu vực nhà nước thì chỉ tính bình quân trên một số năm cuối - giai đoạn người lao động có mức lương cao nhất. Tôi cho rằng, đây là nguyên nhân cơ bản khiến Quỹ BHXH đứng trước nguy cơ mất an toàn.

Nhiều đối tượng đang “ăn” vào Quỹ BHXH

Ông có thể giải thích rõ hơn nguyên nhân cơ bản này?

Không chỉ là nguyên nhân gây mất an toàn cho Quỹ BHXH, không công bằng, mà là lao động trong khu vực nhà nước (công chức, viên chức, sỹ quan lực lượng vũ trang) sau khi về hưu đang “ăn vào quỹ”. Nói đúng ra, những đối tượng này đang “ăn” vào phần đóng góp của những người lao động, của các thế hệ sau.

Theo quy định hiện hành, tiền lương làm căn cứ tính lương hưu của người làm việc ở khu vực doanh nghiệp được tính bình quân cho toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm, còn tiền lương làm căn cứ tính lương hưu của người lao động khu vực nhà nước là bình quân 10 năm đóng bảo hiểm cuối cùng. Trong 10 năm cuối cùng, những người làm việc ở khu vực nhà nước đóng bảo hiểm cao hơn khá nhiều so với thời gian trước đó, vì tiền lương ở khu vực này tính theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có), nên khi về hưu họ được hưởng lương rất cao, đặc biệt là sỹ quan quân đội, công an.

Hưởng lương cao, trong khi đóng ít thì rõ ràng phải “ăn” vào quỹ, “ăn” vào số tiền đóng BHXH của người lao động, của các thế hệ sau. Ngoài ra, còn chưa kể, quân đội và công an là 2 ngành đặc thù, nên tuổi nghỉ hưu thường rất sớm, chỉ khoảng 50 tuổi, có không ít trường hợp nghỉ hưu trước tuổi 50. Nghỉ hưu sớm bao nhiêu thì thời gian hưởng lương hưu dài bấy nhiêu, nên đối tượng này đang “ăn” vào quỹ.

Vậy cần giải quyết bài toán này thế nào, thưa ông?

Để bảo đảm công bằng, giảm áp lực cho Quỹ BHXH và theo đúng nguyên tắc của BHXH là đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít cần phải thống nhất cách tính tiền lương làm căn cứ tính lương hưu là lương bình quân của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm.

Tuy nhiên, để tránh “gây sốc”, có thể quy định lộ trình, trước mắt là nâng thời gian tính tiền lương làm căn cứ tính lương hưu cho đối tượng làm việc ở khu vực nhà nước nói chung lên 15 năm, sau đó lên 20 năm, 25 năm và cuối cùng là tính toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm.

Người lao động

phụ cấp thâm niên, bảo hiểm y tế, lực lượng vũ trang, ông Mai Đức Chính, người lao động, người sử dụng lao động, mức lương cao, phó chủ tịch, người sử


© 2021 FAP
  3,316,815       1/259