Công nghệ thông tin

10 đại gia thống trị ngành thực phẩm thế giới

(NLĐO) - Ngành công nghiệp thực phẩm thế giới rất rộng lớn nhưng chỉ có một số công ty hoạt động trong lĩnh vực này thực sự chiếm lĩnh thị trường.

Những thay đổi trong cơ chế hoạt động của những doanh nghiệp này không chỉ gây ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng và điều kiện lao động của hàng triệu người trên thế giới mà còn tác động trực tiếp tới môi trường toàn cầu.

Sau đây là 10 công ty thống trị ngành công nghiệp thực phẩm thế giới với doanh thu hàng chục tỉ USD tính đến hết năm 2013.

1. Associated British Foods (Anh)

Doanh thu: 21,1 tỉ USD

Chi phí quảng cáo: Chưa xác định

Lợi nhuận: 837 triệu USD

Số nhân viên: 112.652 người

Cửa hàng trà Twinings tại số 216 The Strand, London giao dịch từ năm 1706, được xem cửa hàng trà đầu tiên tại Anh.
Cửa hàng trà Twinings tại số 216 The Strand, London giao dịch từ năm 1706, được xem cửa hàng trà đầu tiên tại Anh.

Associated British Foods – một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm của Anh chuyên sản xuất đường và cung cấp nguyên liệu thực phẩm cho các đối tác kinh doanh khác. Đồng thời, công ty này cũng sản xuất các sản phẩm tiêu dùng như dầu bắp Mazola và trà Twinings. Nhưng theo Oxfarm, Associated British Foods bị đánh giá thấp trong việc sử dụng và kiểm soát nguồn nước.

2. Coca-Cola (Mỹ)

Doanh thu: 46,9 tỉ USD

Chi phí quảng cáo: 3 tỉ USD

Lợi nhuận: 8,6 tỉ USD

Số nhân viên: 130.600 người

Những công nhân làm việc tại nhà máy đóng chai của Coca-Cola ở Yangon, Myanmar
Những công nhân làm việc tại nhà máy đóng chai của Coca-Cola ở Yangon, Myanmar

Coca-Cola là một trong những thương hiệu đáng giá nhất trên thế giới. Hãng được đánh giá cao trong việc giải quyết được vấn nạn bất bình đẳng trong lao động đối với nữ giới và có cơ chế quản lý đất đai chặt chẽ.

3. Groupe Danone S.A (Pháp)

Doanh thu: 29.3 tỉ USD

Chi phí quảng cáo: 1,2 tỉ USD

Lợi nhuận: 2 tỉ USD

Số nhân viên: 104.642 người

Gian hàng bán các sản phẩm sữa Brookside tại một siêu thị ở thủ đô Nairobi của Kenya. Tập đoàn thực phẩm Danone cho biết họ sẽ mua 40% cổ phần trong Brookside, nhà sản xuất sữa hàng đầu của Đông Phi.
Gian hàng bán các sản phẩm sữa Brookside tại một siêu thị ở thủ đô Nairobi của Kenya. Tập đoàn thực phẩm Danone cho biết họ sẽ mua 40% cổ phần trong Brookside, nhà sản xuất sữa hàng đầu của Đông Phi.

Công ty Pháp này chiếm lĩnh rất nhiều thị trường trên toàn thế giới. Groupe Danone là nhà cung cấp các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày lớn nhất thế giới, chỉ riêng  lĩnh vực này đã đạt doanh thu 11,8 tỉ euro (hơn một nửa tổng số doanh thu trong các lĩnh vực của công ty năm 2013). Hãng cũng là nhà cung cấp lớn cho các sản phẩm dinh dưỡng trẻ em và nước đóng chai.

Mặc dù được khen ngợi trong việc quản lý nguồn nước hiệu quả và minh bạch trong việc lưu thông tài chính về công ty mẹ nhưng hãng lại có số điểm rất thấp trong việc quản lý đất đai và vấn đề bình đẳng giới trong môi trường làm việc.

4. General Mills, Inc (Mỹ)

Doanh thu: 17,9 tỉ USD

Chi phí quảng cáo: 1,1 tỉ USD

Lợi nhuận: 1,8 tỉ USD

Số nhân viên: 43.000 người

Một công nhân thu hoạch quả của cây dầu cọ trên đảo Sumatra, Indonesia.
Một công nhân thu hoạch quả của cây dầu cọ trên đảo Sumatra, Indonesia.

General Mills sở hữu những nhãn hiệu nổi tiếng ở Mỹ như Betty Crocker, Green Giant và Pillsbury. Công ty này bị đánh giá rất thấp trong việc ứng phó với sự nóng lên toàn cầu. Mặc dù vậy, gần đây công ty này đã đưa ra một số chính sách đối phó với vấn đề này như việc giảm lượng khí thải nhà kính xuyên suốt chuỗi cung ứng và lựa chọn những nhà cung cấp thân thiện với môi trường.

5. Kellogg Co. (Mỹ)

Doanh thu: 14,8 tỉ USD

Chi phí quảng cáo: 1,1 tỉ USD

Lợi nhuận: 1,8 tỉ USD

Số nhân viên: 30.277 người

Những hộp ngũ cốc Kellogg được xếp chồng lên nhau trong một siêu thị ở New York, Mỹ
Những hộp ngũ cốc Kellogg được xếp chồng lên nhau trong một siêu thị ở New York, Mỹ

Trong số những công ty hàng đầu thế giới, Kellogg là doanh nghiệp có doanh thu nhỏ nhất. Hãng sở hữu những nhãn hiệu nổi tiếng như ngũ cốc Kellogg, Keebler và Pringles. Nhìn chung, doanh nghiệp này sản xuất hơn 1.600 các loại thực phẩm ở hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới.

Mặc dù là nhà cung cấp ngũ cốc số 1 và sản xuất bánh quy lớn thứ 2 trên thế giới, công ty này vẫn bị đánh giá thấp trong hoạt động thực tiễn, tuy nhiên công ty đang nỗ lực cắt giảm lượng khí thải nhà kính trong quá trình sản xuất.

6. Mars, Inc (Mỹ)

Doanh thu: 33 tỉ USD

Chi phí quảng cáo: 2,2 tỉ USD

Lợi nhuận: Chưa xác định

Số nhân viên: 60.000 người

Nhân viên của một công ty xuất khẩu ca cao đang chất những bao ca cao lên kệ trong một nhà máy bao bì tại Abidjan, Bờ Biển Ngà. Bờ Biển Ngà là một trong những nhà sản xuất chính của thế giới ca cao.
Nhân viên của một công ty xuất khẩu ca cao đang chất những bao ca cao lên kệ trong một nhà máy bao bì tại Abidjan, Bờ Biển Ngà. Bờ Biển Ngà là một trong những nhà sản xuất chính của thế giới ca cao.

Mars sở hữu các thương hiệu socola nổi tiếng như M&Ms, Milky Way, Snickers và Twix. Cũng như các công ty kể trên, Mars bị đánh giá thấp trong vấn đề đất đai và nguồn nước. Công ty này cũng bị Oxfam chỉ trích về việc thiếu hiểu biết biết trong vấn đề môi trường.

7. Mondelez International, Inc. (Mỹ)

Doanh thu: 35,3 tỉ USD

Chi phí quảng cáo: 1,9 tỉ USD

Lợi nhuận: 3,9 tỉ USD

Số nhân viên: 107.000 người

Những hộp bánh quy thương hiệu LU tập đoàn Mondelez được sản xuất tại Cestas, gần Bordeaux, Pháp.
Những hộp bánh quy thương hiệu LU tập đoàn Mondelez được sản xuất tại Cestas, gần Bordeaux, Pháp.

Vào năm 2012, Kraft Food chia thành 2 công ty là Kraft Foods Group và Mondelez. Năm ngoái, Mondelez đạt doanh thu 35 tỉ USD và tổng giá trị tài sản tương đương 72 tỉ USD. Theo Oxfam, doanh nghiệp này nhận được số điểm rất thấp trong việc lưu thông tài chính về công ty mẹ và các vấn đề khác liên quan tới chính sách đối phó với việc nóng lên toàn cầu và vấn đề lao động.

8. Nestlé S.A (Thụy Sĩ)

Doanh thu: 103,5 tỉ USD

Chi phí quảng cáo: 3 tỉ USD

Lợi nhuận: 11,2 tỉ USD

Số nhân viên: 303.000 người

Một nhân viên đang kiểm tra hàng trong một siêu thị sữa bột ở Bắc Kinh
Một nhân viên đang kiểm tra hàng trong một siêu thị sữa bột ở Bắc Kinh

Nestlé là công ty lớn nhất trong danh sách. Nestlé cũng đạt số điểm rất cao trong việc giải quyết các chính sách liên quan tới việc lưu thông tài chính về công ty mẹ, quản lý và sử dụng nguồn nước và vấn đề nóng lên toàn cầu.

Trong một báo cáo của Oxfam vào năm 2013, Nestlé là tiêu điểm trong nỗ lực đối phó với vấn nạn lạm dụng lao động.

9. PepsiCo Inc (Mỹ)

Doanh thu: 66,4 tỉ USD

Chi phí quảng cáo: 2,5 tỉ USD

Lợi nhuận: 6,7 tỉ USD

Số nhân viên: 274.000 người

Những túi khoai tây chiên của Pepsi được bán tại Miami, Mỹ
Những túi khoai tây chiên của Pepsi được bán tại Miami, Mỹ

Bên cạnh các nhãn hiệu như Pepsi, Mountain Dew và Gatorade, công ty Pepsi cũng sở hữu các thương hiệu nổi tiếng như Tostitos, Doritos và Quaker.

Pepsi cũng được đánh giá là một trong những doanh nghiệp giá trị nhất thế giới. Tuy nhiên, công ty này cũng bị nhận số điểm đánh giá thấp trong việc ban hành các chính sách hoạt động.

10. Unilever Group (Anh - Hà Lan)

Doanh thu: 68,5 tỉ USD

Chi phí quảng cáo: 7,4 tỉ USD

Lợi nhuận: 6,7 tỉ USD

Số nhân viên: 174.381 người

Những túi trà hiệu PG của Unilever tại một siêu thị ở London.
Những túi trà hiệu PG của Unilever tại một siêu thị ở London.

Các sản phẩm của Unilever không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. Doanh nghiệp này cũng là nhà cung cấp lớn các sản phẩm chăm sóc cá nhân và tiêu dùng. Tuy nhiên, doanh thu trong lĩnh vực thực phẩm của công ty này đạt tới 23 tỉ euro trên tổng số 50 tỉ euro doanh thu của công ty trong năm vừa qua. Unilever được đánh giá cao trong vấn đề chính sách canh tác và lao động, chỉ sau Nestlé.

Người lao động

nhà sản xuất, sản xuất thực phẩm, chuỗi cung ứng, giá trị tài sản, doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm sữa


© 2021 FAP
  3,224,461       4/865