Văn hóa

Một nền giáo dục mới từ Đông Kinh Nghĩa Thục

Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời dưới sự sáng lập của một số nhà nho yêu nước, đứng đầu là Lương Văn Can. Tham gia sáng lập trường còn có rất nhiều nhân sĩ nổi tiếng đương thời, như: Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ, Dương Bá Trạc, Lê Đại, Hoàng Hữu Cầu, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn...

Bài ca khuyến học quốc ngữ của Trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Bài ca khuyến học quốc ngữ của Trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Tháng 3-1907, trong phong trào Duy Tân khi ấy, Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời.

guyễn Bá Học...

* Truyền bá một nền học thuật mới

Tư tưởng giáo dục của Đông Kinh Nghĩa Thục là truyền bá một nền tư tưởng, nền học thuật mới. Trường chống cựu học, tức nền giáo dục từ chương, khoa cử của Nho giáo vì cho rằng “hoàn toàn không còn thích hợp với hoàn cảnh nước nhà”. Phong trào này đã vạch trần tồi tệ, xấu xa của đất nước và khẳng định: “Bao nhiêu cái khổ sở, nhục nhằn ở nước Nam ta cũng vì cái dốt mà ra cả”.

 Người dân dốt vì nền cựu học đè nặng tư tưởng lại bị thực dân Pháp lợi dụng để trị. Để khắc phục sự dốt nát này, các chí sĩ của phong trào đề ra giải pháp “Mở trường khai hóa cho dân, mở chiến dịch chống nền cựu học chỉ rõ đó là “kẻ thù của tiến bộ và văn minh”. Trong khi Nho học đã ăn sâu, bén rễ vào các tầng lớp nhân dân ta trong suốt hàng ngàn năm và đã bộc lộ những khiếm khuyết không thể khắc phục. Các nhà lãnh đạo Đông Kinh Nghĩa Thục cho rằng thái độ tự cao tự đại của đám hủ nho là nguyên nhân gây nên cái dốt cho dân chúng. Các nhà chí sĩ hô hào chống hủ nho và chế độ khoa cử hư danh “tầm chương, trích cú” không thực chất.

Đặc biệt, trong bối cảnh bị thực dân Pháp đô hộ cần phải học hỏi phương Tây để cứu nước nhà, muốn vậy phải có một chữ viết dễ hiểu, dễ học, dễ phổ cập, đó chính là chữ quốc ngữ. Khi các nhà Nho vẫn cố bám víu vào những “chi hồ giả dã” thì các chí sĩ tân tiến đã kêu gọi phải bỏ chữ Hán bởi quá phiền phức và rắc rối, vì “làm cho kẻ đi học mỏi lưng, tốn biết bao cơm gạo mới dùng được chữ. Khi dùng được chữ thì trán đã nhăn, lưng đã còng vì nỗi dùi mài một đời học các điều cao xa quá”. Thật ra điều này không có gì lạ bởi khi ấy các học trò đi học ngoài học chữ Hán thì học văn học cổ, lịch sử Trung Quốc nên cái thực học đem lại hầu như không có. Vì lẽ ấy các chí sĩ của phong trào không những kêu gọi bỏ chữ Hán mà còn kêu gọi bỏ luôn chế độ khoa cử lúc bấy giờ.

* Đổi mới phương pháp dạy và học

Có thể nói, Đông Kinh Nghĩa Thục là một phong trào đặc biệt tiêu biểu trong lịch sử nước nhà, ra đời với mục đích: nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng, “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”; truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh tiến bộ; cổ xúy và xây dựng một nền giáo dục mới, tiến bộ, đưa lại sự tiến hóa cho dân tộc. Tiếc thay, “ngửi” thấy mầm mống của cách mạng và tinh thần yêu nước của phong trào, thực dân Pháp đã ra lệnh đóng cửa trường cuối năm 1907.

Nhà trường chủ trương thầy trò phục sức theo tân thời, bỏ búi tó, cắt tóc ngắn. Thầy không giảng lối bình văn như xưa “thầy đọc, trò chép” mà nêu vấn đề thời sự để cả lớp cùng thảo luận, phát biểu chính kiến. Nếu như dưới thời khoa cử cũ chỉ con trai mới được đi học thì Trường Đông Kinh Nghĩa Thục chủ trương nam nữ đều bình đẳng trong học tập, cả nam và nữ có thể cùng ngồi nghe thầy giảng, bình đẳng trong tranh luận. Rất nhiều các phương pháp học tập mới đã được áp dụng, như: giảng sách, diễn thuyết, đọc báo, bình văn, thảo luận nhóm nhỏ và nhóm lớn, tọa đàm…

Giáo dục đề cao tính nhân bản và sáng tạo, thầy trở thành người bạn, là người dẫn dắt học trò chứ không phải là quan tòa để phán xét. Nhà trường đề cao phẩm cách người thầy phải là những tấm gương trong sáng về đạo đức, tôn trọng học trò, truyền giảng những điều hay, lẽ phải, đặc biệt là tinh thần đổi mới, sáng tạo và yêu nước, thương nòi.

Thông qua các môn học lịch sử và địa lý, đề cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc qua đó kín đáo kêu gọi người Việt ủng hộ, tham gia các hoạt động yêu nước, chống thực dân Pháp xâm lược giành độc lập cho đất nước. Các bài giảng, giáo trình giảng dạy của nhà trường xoay quanh các chủ đề về nguồn cội tự hào của dân tộc, tự hào về lịch sử giữ nước, dựng nước của cha ông, tố cáo tội ác của thực dân, phong kiến, lên án đầu óc hủ bại của quan trường, kêu gọi mọi người thay đổi tân tiến từ cách vệ sinh, ăn uống, phục sức, thi cử và luôn đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết.

Chủ trương giáo dục những nội dung cần thiết, hữu dụng, đề cao giáo dục và tách biệt giáo dục với thi cử và khuyến khích “phải ra sức học cái hữu dụng, chớ để cái học khoa cử phá hỏng chí hướng của mình. Những người giàu có nên cho con em ra nước ngoài vào học các trường thực nghiệp để khuếch trương nghề nghiệp của mình, như thế vinh quang hơn cái học khoa cử vạn lần”. Đông Kinh Nghĩa Thục cho rằng học không chỉ nhằm đỗ đạt, làm quan mà mục đích chính là để làm người hữu dụng. Đông Kinh Nghĩa Thục còn phân định rõ khoa học phổ thông và khoa học chuyên môn - chuyên ngành và cho rằng khoa học phổ thông là khoa học chung mà tất cả mọi người đều cần đến; khoa học chuyên môn chỉ dành cho các chuyên gia, muốn đi sâu nghiên cứu chuyên môn phải học phổ thông trước.

Ngọc Anh

Đồng Nai

© 2021 FAP
  761,582       1/1,149