Văn hóa

Đưa dấu xưa đến người nay

Chiều 22-3, các nghệ sĩ Nhà hát kịch 5B (TP.Hồ Chí Minh) đã chính thức mở màn 15 suất diễn phục vụ vở Dấu xưa tại Huyện ủy Bình Chánh. Vở diễn tôn vinh hình tượng Bác Hồ trong một câu chuyện giản dị và xúc động.

Chiều 22-3, các nghệ sĩ Nhà hát kịch 5B (TP.Hồ Chí Minh) đã chính thức mở màn 15 suất diễn phục vụ vở Dấu xưa tại Huyện ủy Bình Chánh. Vở diễn tôn vinh hình tượng Bác Hồ trong một câu chuyện giản dị và xúc động.

NSƯT Thanh Điền thể hiện hình ảnh Bác Hồ trong vở Dấu xưa.  Ảnh: NGUYỄN LỘC
NSƯT Thanh Điền thể hiện hình ảnh Bác Hồ trong vở Dấu xưa. Ảnh: NGUYỄN LỘC

Dấu xưa (tác giả: Nguyễn Thanh Bình, đạo diễn: NSƯT Trần Minh Ngọc) ra mắt lần đầu tại rạp Công nhân hồi đầu tháng
1-2017. Vở do Thành ủy TP.Hồ Chí Minh cấp kinh phí thực hiện và hôm nay được phổ biến rộng rãi để cán bộ và nhân dân có thêm một câu chuyện chân thật về Bác trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

 Dấu xưa lấy câu chuyện chính là chuyến công tác của Bác về xã Đại Phong (tỉnh Quảng Bình) để tìm hiểu tình hình đào mương làm thủy lợi. Với bàn tay xử lý kịch bản đầy kinh nghiệm của đạo diễn Trần Minh Ngọc, những câu chuyện về Bác, những lời nói, hình ảnh ấm áp của Bác hiện lên thật nhẹ nhàng, tự nhiên, có tình có lý và xúc động.

Đó là cách Bác đối x đầy dung d, yêu thương vi nhng chiến sĩ cn v. Tng hành động, li nói xut phát t tình hung kch khiến người tiếp nhn cm thy tht gn gũi nhưng thm và sâu sc. Như khi Bác tng qu cam cho anh Tâm cn v, Bác bo để Bác gác cho Tâm ăn. Anh đã rt ngn ngi: Sao Bác gác được , Bác là Ch tch nước mà?. Bác đã nh nhàng: Là Ch tch nước càng phi là người lính gác không biết mt mi!.

Cứ thế, Bác xử lý mọi tình huống từ nhỏ đến lớn với một thái độ từ tốn nhưng luôn thuyết phục. Từ chuyện từ chối xe mới do Chính phủ cấp chở Bác đi công tác, tìm người đóng giả Bác để đảm bảo an toàn, đến việc thông báo Bác đến để người dân phải tiếp đón, mở tiệc…, Bác đều bác bỏ để tránh bệnh hình thức, tình trạng lãng phí và quan trọng nhất là người lãnh đạo được đến gần người dân, trò chuyện, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ.

Và như vậy, Dấu xưa lần theo những dấu vết, lời nói của người xưa. Cách nhau rất nhiều thập kỷ nhưng ý nghĩa thì dường như vẫn còn nguyên vẹn. Bởi lời nói và hành động đúng muôn đời đều có giá trị. Chuyện ngày xưa ấy nhưng dường như vẫn đồng điệu với thời đại hôm nay bởi nóng hổi chuyện đất đai, chuyện lãng phí, bệnh hình thức, bổ nhiệm sai…

Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong vở diễn theo đạo diễn Trần Minh Ngọc không chỉ nhấn mạnh ở hành động, lời nói của Bác Hồ mà còn ở những người cấp dưới của Bác. Chủ tịch huyện sai, thì đã có chủ tịch tỉnh nhìn ra vấn đề và nhanh chóng giải tỏa được lòng dân. Chủ tịch tỉnh chính là người đã thấm nhuần được tư tưởng, tinh thần của Bác để có cách giải quyết cho hợp tình hợp lý.

NSƯT Thanh Điền lại lần nữa thể hiện nhân vật Bác Hồ. Thanh Điền từng đoạt huy chương vàng  trong Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1990 với vai diễn Bác Hồ trong vở Đêm trng. Sau đó, ông đã có vài ba lần hóa thân thành vị chủ tịch đáng kính trong một số chương trình văn nghệ ở những dịp lễ lớn. Với kinh nghiệm đó, trong Dấu xưa Thanh Điền đã tái hiện thật tốt hình ảnh Bác Hồ giản dị và ấm áp.

Bên cạnh NSƯT Thanh Điền, các nghệ sĩ cứng nghề khác của 5B, như: Mỹ Uyên, Lê Bình, Cao Việt Hưng, Thái Kim Tùng, Lê Vinh và một số diễn viên trẻ khác cũng đã nỗ lực để tạo nên những lớp diễn nghiêm túc.

Chỉ gói gọn trong khoảng 90 phút nhưng Dấu xưa đã đem đến cho khán phòng nhng cm xúc đặc bit. Tiếng cười r lên t nhng câu chuyn, li nói thit thà ca nhân vt qua cách x lý duyên dáng ca din viên, ri sau đó chùng li vi cách khai thác rt đời, rt có lý, có tình trong mi hành động ca Bác, nh nhàng mà thm mà sâu xa.

Và như thế những bài học từ nhân cách và con người Bác được lan tỏa một cách nhẹ nhàng và hiệu quả…

Trí Trọng

Đồng Nai

© 2021 FAP
  762,998       1/741