Kinh tế

Đồng Nai khuyến khích nông nghiệp công nghệ cao

(ĐN) - Sáng 8-1, Sở Khoa học - công nghệ tổ chức hội nghị "Ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp tại Đồng Nai - thực trạng và giải pháp"...

P>

Chuyên gia trình bày về nông nghiệp công nghệ cao
Chuyên gia trình bày về nông nghiệp công nghệ cao

Tại Đồng Nai, mấy năm gần đây, nông nghiệp công nghệ cao đã được ứng dụng vào sản xuất. Trong đó, ngoài 573 hécta cây trồng sản xuất theo chuẩn VietGAP, hơn 46 ngàn hécta ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm; 100% diện tích cây trồng sử dụng giống mới..., thì Đồng Nai còn có hơn 80% tổng đàn heo và 90% tổng đàn gà chăn nuôi trang trại có quy mô công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao (như: sử dụng chuồng lạnh, tự động hóa nhiều khâu trong quy trình sản xuất; quản lý hoạt động chăn nuôi bằng các phần mềm hiện đại). Tỉnh cũng đã thu hút được một số tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

Đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp của Đồng Nai.
Các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp của Đồng Nai.

Tuy nhiên, các mô hình nói trên vẫn khó nhân rộng, do nhiều nguyên nhân: vốn đầu tư lớn, sản phẩm chưa có thị trường ổn định do chưa đủ công cụ cần thiết để phân biệt và bảo vệ sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư; thiếu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản…

Nhờ áp dụng tốt các kỹ thuật thâm canh, những vườn bưởi thực hiện mô hình trồng bưởi da xanh theo chuẩn VietGAP ở huyện Trảng Bom đã tăng năng xuất từ 20 - 24% so với trước đây (ảnh tư liệu)
Nhờ áp dụng tốt các kỹ thuật thâm canh, những vườn bưởi thực hiện mô hình trồng bưởi da xanh theo chuẩn VietGAP ở huyện Trảng Bom đã tăng năng xuất từ 20 - 24% so với trước đây (ảnh tư liệu)

Để tháo gỡ các khó khăn nói trên, hHội nghị đã đề cập đến nhiều giải pháp như: sử dụng cơ khí ứng dụng công nghệ cao để bảo vệ tài nguyên đất, nước và tăng năng suất cây trồng; ứng dụng công nghệ chính xác trong nông nghiệp công nghệ cao; ứng dụng công nghệ blockchain vào truy xuất nguồn gốc nông nghiệp; ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng nấm dược liệu đông trùng hạ thảo; ứng dụng công nghệ sấy lạnh trong sản xuất trái cây sấy dẻo…

Trang trại chăn nuôi heo theo quy trình khép kín, hiện đại của Công ty TNHH một thành viên Kim Ngọc Xuyến (xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ).
Trang trại chăn nuôi heo theo quy trình khép kín, hiện đại của Công ty TNHH một thành viên Kim Ngọc Xuyến tại xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ (ảnh tư liệu)

Phát biểu tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp nhận xét, mô hình tăng trưởng nông nghiệp hiện nay mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều, nhưng giá trị thấp, giá trị sử dụng đất đai và tài nguyên chưa cao. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh tuy đã xuất hiện nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, góp phần phát triển sản xuất, không ngừng nâng cao thu nhập cho nông dân, nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng của tỉnh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, Hội nghị ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp tại Đồng Nai là cơ hội để các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trao đổi, ứng dụng công nghệ cao, cũng như phương pháp tổ chức quản lý, khai thác nông nghiệp thông minh trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, các nhà lãnh đạo, quản lý của tỉnh xem xét, đề xuất những cơ chế chính sách để hỗ trợ phát triển và ứng dụng rộng rãi nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất.

Tin và ảnh: Bình Nguyên

Đồng Nai

© 2021 FAP
  3,519,342       23/1,135