Giáo dục

Nghị lực của cậu bé mồ côi mẹ

Thiếu vắng hơi ấm của mẹ từ lúc lên 5, thương bố sớm hôm tần tảo vất vả nuôi hai anh em ăn học, ý thức được hoàn cảnh nhà mình khó khăn, thế nên dù là con trai, Đức vẫn rất chăm chỉ, chịu khó phụ giúp mọi việc lớn bé trong nhà.

Về với làng chài xóm Hà Long, thuộc xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, ai cũng cảm động khi nhắc đến hoàn cảnh của Nguyễn Đình Đức - cậu học trò lớp 8A trường trung học cơ sở Thanh Hà. 

Bản thân là một đứa con ngoài giá thú, phải chịu cảnh thiếu thốn tình yêu thương của bố nên tôi thấu hiểu phần nào những khó khăn, tủi hờn mà những đứa trẻ thiếu vắng tình yêu thương mẹ cha phải trải qua. Đức còn khó khăn hơn khi mẹ đã ra đi mãi mãi, nhưng điều mà em làm được khiến mọi người không chỉ thêm yêu thương mà còn rất nể phục. 

Mẹ mất khi em vừa lên 5, cái tuổi mà con nhà người khác đang được bố mẹ ôm ấp, ru ngủ, kể chuyện cổ tích cho nghe hàng đêm. Còn em phải sống cảnh bố gầy yếu nuôi hai đứa con thơ dại trên chiếc thuyền tạm bợ chơi vơi giữa dòng sông Lam. Bữa cơm, cuộc sống gia đình nhìn cả vào con tôm mớ tép mà chú Bình - bố em bắt được ở sông.

"Có những hôm mưa to gió lớn, bố chẳng thể đi làm được. Những hôm như thế bố con chỉ biết ăn tạm bát cháo qua ngày", Đức tâm sự mà đôi mắt em đẫm nước mắt. 

Cuộc sống bấp bênh trên sông nước đã khổ, nay lại phải chịu cái cảnh sống mồ côi, cái khó cái khổ cứ chồng chất lên nhau thế này mấy ai đủ nghị lực để vượt qua được. Làm sao anh em Đức chịu được cái đói cùng cái nhớ mẹ lúc nửa đêm trong cơn mê ngủ, đôi bàn tay nào vỗ về khi ốm đau. Những vấp ngã đầu đời, con gọi mẹ sao chẳng ai thưa, buồn vui trong cuộc sống muốn chia sẻ nhưng sao con nói một mình mà mẹ chẳng nói gì. Trong những dịp Tết về, con cũng thèm lắm bữa cơm mẹ nấu rồi gia đình mình quay quần bên nhau, nhưng điều đó mãi chỉ mong ước mà thôi, sẽ chẳng bao giờ hiện thực hóa được điều đó. 

Đức cặm cụi bên chiếc bàn học sau những giờ vất vả mưu sinh.

Đức cặm cụi bên "chiếc bàn" học sau những giờ vất vả mưu sinh.

Nếu như người khác lấy tình yêu thương của mẹ cha để làm bước đệm tiến lên trong cuộc sống, thì với Đức chính những mất mát, đau thương là động lực để em phấn đấu vươn lên trong cuộc sống đầy khắc nghiệt này. Những đau buồn trong cuộc sống không làm cho cậu bè chùn bước, ngược lại cậu mạnh mẽ để vượt qua tất cả, suốt 7 năm liền em là con ngoan trò giỏi được thầy yêu bạn mến. 

Hoàn cảnh gia đình buộc em phải bước vào đời sớm trước tuổi. Giờ đây cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chi phí học tập của hai anh em khiến lưng chú Bình ngày càng còng xuống. Em không cam tâm vì điều đó nên sớm trở thành lao động của gia đình dù nhìn rất nhỏ con và người đen nhẻm. 

Ở tuổi 13, khi những đứa bé cùng trang lứa chỉ biết học và chơi vô tư, hồn nhiên thì Đức phải làm đủ những việc mà những người lao động chính nơi làng chài phải làm, từ việc mò cua bắt ốc đến chèo thuyền bắt cá. Nhìn dáng hình nhỏ bé trên chiếc thuyền lênh đênh giữa dòng nước khiến người khác không khỏi lo lắng cho sự an toàn của em, không biết cuộc đời có bình yên hay không. Thương em những ngày đông giá rét, muốn ủ mình trong chăn thêm tý nữa nhưng rồi lại không thể vì sợ bữa cơm sẽ thiếu đi thức ăn. Khó khăn để bắt được con cua, mớ cá mệt lử cả người, nhưng rồi khi trở về, vượt qua những ngại ngùng của một đứa con trai đang tuổi lớn, Đức ngồi mời gọi khách mua bên lề đường khiến cho ai cũng cảm thấy cay xè sống mũi. 

(ảnh em Đức chịu khó ngồi ở ven đường bán những con cá do em đi bắt về được)

Đức chịu khó ngồi ở ven đường bán những con cá do em đi bắt về.

Thương cho hoàn cảnh nhà em, mọi người giúp đỡ dựng tạm cho bố con một túp lều tạm bợ, cheo leo bên mép đường để ngày mưa gió không phải nơm nớp nỗi lo bị lũ cuốn đi.

VNExpress

Nghị lực, cậu bé mồ côi mẹ, Nguyễn Đình Đức, học bổng đèn đom đóm


© 2021 FAP
  870,439       6/781