Thế giới

Mỹ, Nhật, Australia kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết 'đường lưỡi bò

Ba Ngoại trưởng Mỹ, Nhật và Australia bày tỏ quan ngại về diễn biến trên Biển Đông và đề nghị Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài về "đường lưỡi bò".

my-nhat-australia-keu-goi-trung-quoc-tuan-thu-phan-quyet-duong-luoi-bo

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, trái, tham dự hội nghị ASEAN tại Lào. Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, cùng người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp Australia Julie Bishop hôm qua bày tỏ quan ngại sâu sắc về tranh chấp, thúc giục tất cả các nước kiềm chế tiến hành bồi đắp quy mô lớn và xây dựng, sử dụng các căn cứ với mục đích quân sự, kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa về các yêu sách ở Biển Đông, Nikkei đưa tin.

Ông Kishida nhấn mạnh phán quyết của Tòa Trọng tài là có tính bắt buộc với tất cả các bên liên quan đến tranh chấp, khẳng định Trung Quốc cần tuân thủ nó.

Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vẽ ra, chiếm một phần lớn diện tích Biển Đông. Mặc dù Bắc Kinh tăng cường bồi đắp và xây dựng các đá nhưng không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế cho Trung Quốc. 

Trong khi đó, trao đổi với các phóng viên, ông Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ phán quyết, cho rằng Trung Quốc và ASEAN có trách nhiệm duy trì hòa bình ở khu vực, nhấn mạnh tranh chấp cần được giải quyết "bởi các bên liên quan". 

Ông Vương cũng từ chối đề nghị của Ngoại trưởng Mỹ Kerry về việc tuân thủ phán quyết của Tòa. 

Cùng với việc kêu gọi hợp tác lớn hơn cho hòa bình của khu vực, ông Kerry nhấn mạnh tới vai trò của ASEAN.

"Mỹ tin rằng cơ chế do ASEAN dẫn đầu là cách tốt nhất để tìm kiếm các giải pháp chung cho các thách thức của chúng ta", ông Kerry nói.

Xem thêm Đề xuất cùng khai thác Biển Đông nhiều nghi vấn của Trung Quốc

Khánh Lynh

VNExpress

Mỹ, Nhật Bản, Australia, phán quyết, Tòa trọng tài, Trung Quốc, ASEAN, Biển Đông


© 2021 FAP
  3,717,407       11/998