Thế giới

Làn sóng tị nạn cao kỷ lục kể từ sau Thế chiến II

Liên Hợp Quốc cho biết số người tị nạn trên thế giới đang ở mức kỷ lục do các xung đột ở nhiều nơi.

Châu Âu đang tìm cách giải quyết bài toán về người tị nạn. Ảnh minh họa: AFP.

Châu Âu đang tìm cách giải quyết bài toán về người tị nạn. Ảnh minh họa: AFP.

Theo ước tính đến cuối năm 2015 của Liên Hợp Quốc, số người tị nạn, làm đơn xin tị nạn trên thế giới là 65,3 triệu , tăng 5 triệu người so với năm 2014. Con số này nghĩa là cứ 113 người trên Trái đất thì có một là người tị nạn, theo BBC

Liên Hợp Quốc cho biết một nửa số người tị nạn hiện nay đến từ ba nước là Syria, Afghanistan và Somalia. Trong Ngày Tị nạn Thế giới 20/6, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cảnh báo "không khí bài xích người nước ngoài" đang tăng lên ở châu Âu do dòng người tị nạn không ngừng đổ về.

Số người tị nạn sang châu Âu đang ở mức cao nhất từ sau Thế chiến II, bất chấp sự phản đối của các nhóm cực hữu và chính sách chống nhập cư của một số nước. Tuy nhiên, hơn 86% số người tị nạn đã được che chở ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Thổ Nhĩ Kỳ nhận nhiều người tị nạn nhất với 2,5 triệu, tiếp đó là Pakistan và Lebanon.

Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), năm ngoái có hơn một triệu người di cư đến châu Âu bằng đường biển, 35.000 người đến bằng đường bộ. Các nước được người di cư nhắm đến nhiều nhất là Đức, Mỹ và Thụy Điển, các quốc gia có mức sống cao. 

Cuộc khủng hoảng người tị nạn cũng gây rạn nứt trong nội bộ EU. Các nước thuộc khối Schengen vốn cho phép cư dân tự do qua biên giới của nhau nay đã phải tái lập các trạm kiểm soát và hàng rào biên giới.

Xem thêm: Cộng đồng khỏa thân ở Đức lo bị dân tị nạn quấy rối tình dục

Văn Việt

VNExpress

Làn sóng tị nạn cao kỷ lục kể từ sau Thế chiến II - VnExpress


© 2021 FAP
  2,882,204       2/900