Thế giới

'Bằng chứng thép' mơ hồ của Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông

Truyền thông Trung Quốc rầm rộ đưa tin về một cuốn sách có niên đại 600 năm chứa những ghi chép cổ xưa về Biển Đông nhưng thực tế chưa ai được nhìn thấy tài liệu này.

bang-chung-thep-mo-ho-cua-trung-quoc-ve-chu-quyen-bien-dong

Các tàu cá Trung Quốc đậu tại cảng Đàm Môn, tỉnh Hải Nam, hôm 5/4. Ảnh: Reuters

Phóng viên

'Bằng chứng thép'

Truyền thông Trung Quốc loan tin rằng cuốn sách thuộc quyền sở hữu của một ngư dân đã nghỉ hưu tên Su Chengfen, được cho là chứa những ghi chép hướng dẫn định vị trên biển từ thời xưa lưu truyền tới nay. Phạm vi của nó trải rộng tới cả những bãi đá hay rạn san hô tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cách đó hàng trăm hải lý.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông dựa trên cái gọi là "vùng biển lịch sử". Vì thế, cuốn sách của ông Su, nếu là thật, rõ ràng sẽ trở thành một "bằng chứng thép" của nước này, như những gì mà truyền thông địa phương miêu tả,

"Nó truyền từ đời này qua đời khác", ông nói khi được hỏi về cuốn sách cổ. "Từ đời ông, tới đời cha rồi tới tôi".

"Nó chủ yếu hướng dẫn chúng tôi cách đi lại, làm sao để đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và bằng cách nào để quay về đảo Hải Nam", ông Su cho hay.

Nhưng khi ông lại nói rằng cuốn cổ thư hiện không tồn tại.

"Dù cuốn sách quan trọng nhưng tôi đã vứt nó đi vì nó bị hỏng rồi", ông giải thích. "Tôi lật giở nó quá nhiều. Nước biển mặn trên đôi tay đã ăn mòn nó... Cuối cùng, tôi không thể đọc nổi nó nữa nên quyết định vứt đi".

"Bất kể ông Su có lý giải thế nào thì cuốn sách lúc này dường như không còn có khả năng là 'bằng chứng thép' của bất kỳ thứ gì nữa",

bang-chung-thep-mo-ho-cua-trung-quoc-ve-chu-quyen-bien-dong-1

Ông Su Chengfen. Ảnh cắt từ video

Cả đoàn rời nhà ông Su để tiếp tục hành trình khám phá đảo Hải Nam và chứng kiến cách mà chính quyền địa phương kiểm soát những thông điệp liên quan đến Biển Đông.

"Những chiếc xe màu đen của nhà chức trách bám theo chúng tôi tới mọi địa điểm, từ bến cảng nơi chúng tôi cố gắng phỏng vấn ngư dân cho tới chợ cá nơi chúng tôi nói chuyện với những người buôn bán tại đây hay cả lúc chúng tôi trở về khách sạn",

"Sự chú ý như vậy có lẽ là không cần thiết bởi hầu như tất cả những người chúng tôi tiếp cận đều không muốn nói chuyện", ông cho hay.

Theo

Tất cả những động thái trên được thực hiện trong bối cảnh Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hauge sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan tới "đường lưỡi bò" mà Bắc Kinh đơn phương vẽ ra trên Biển Đông.

Giới quan sát nhận định phán quyết từ PCA nhiều khả năng sẽ bất lợi cho Trung Quốc, thậm chí có thể phủ nhận hoàn toàn "đường 9 đoạn" mà Bắc Kinh đưa ra.

Trung Quốc trong khi đó khăng khăng không tham gia vụ kiện cũng như không chấp nhận thẩm quyền xét xử của PCA.

Đây là nguyên nhân vì sao Bắc Kinh ra sức bảo vệ vị thế của mình bằng những biện pháp khác, ví dụ như đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tăng cường ngoại giao để thu hút ủng hộ từ đồng minh. Đó cũng là lý do giải thích cho việc chính quyền địa phương dành nhiều quan tâm trước sự xuất hiện của một nhà báo nước ngoài ở Hải Nam, theo BBC.

Bên cạnh đó,

bang-chung-thep-mo-ho-cua-trung-quoc-ve-chu-quyen-bien-dong-2

Trung Quốc bị tố quân sự hóa tàu cá để phục vụ cho việc thực thi, tuyên bố chủ quyền phi lý trên biển. Ảnh minh họa: Reuters

Trung Quốc được cho là đã huấn luyện quân sự cho ngư dân suốt nhiều thập kỷ qua. Nhưng thời gian gần đây, theo một số báo cáo, lực lượng dân quân biển của Trung Quốc gia tăng đáng kể cường độ hoạt động và trở nên quyết đoán hơn trước tại các vùng biển tranh chấp.

Giáo sư Andrew S. Erickson từ Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ đánh giá sự hiện diện của dân quân biển Trung Quốc tại những vùng nước tranh chấp sẽ chỉ làm gia tăng rủi ro dẫn tới các tình huống leo thang nguy hiểm.

Theo ông Erickson, nguy cơ có thể còn gia tăng hơn nữa sau khi PCA đưa ra phán quyết.

"Khi tòa trọng tài công bố phán quyết cuối cùng, tôi nghĩ Trung Quốc sẽ cố gắng để tìm cách thể hiện lập trường phản đối cứng rắn cũng như quyết tâm và sự không hài lòng của họ", Erickson nói. "Khả năng lực lượng dân quân biển Trung Quốc áp sát và quấy rối tàu của Mỹ, Philippines hay các nước khác là điều mà các quốc gia này nên chuẩn bị sẵn sàng ứng phó".

Chuyến công tác của

Tour du lịch kéo dài 5 ngày bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2013. Hàng nghìn du khách Trung Quốc đã tham gia, song tour này lại không áp dụng cho người nước ngoài.

Chúng cũng chính là các bãi đá mà "tổ tiên ông Su Chengfen đã đến từ cách đây hàng thế kỷ" như những gì truyền thông Trung Quốc mô tả nhưng không hề có bằng chứng.

Theo

"Chúng tôi cũng không thích thú gì", bà đáp. "Đến đó và xem, đấy là nhiệm vụ của chúng tôi".

Xem thêm: Sự thật về liên minh 60 nước ủng hộ lập trường Biển Đông của Trung Quốc

Vũ Hoàng

VNExpress

'Bằng chứng thép' mơ hồ của Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông - VnExpress


© 2021 FAP
  3,683,439       2/871