Thế giới

Ngôn từ bay bổng trong đối thoại chiến lược Mỹ - Trung

Các lãnh đạo cấp cao Mỹ và Trung Quốc sử dụng nhiều ẩn dụ trong các bài phát biểu và cuộc hội đàm tại Bắc Kinh.

ngon-tu-bay-bong-trong-doi-thoai-chien-luoc-my-trung

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters

Các cuộc hội đàm cấp cao trong Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung (S&ED), diễn ra tại Bắc Kinh ngày 6/6 - 8/6, bàn luận về nhiều chủ đề tưởng như khô khan như biến đổi khí hậu, tiền tệ, không gian vũ trụ. Tuy nhiên, ngôn ngữ được sử dụng trong các cuộc thảo luận lại khá bay bổng, theo NPR.

Để mô tả mối quan hệ Mỹ - Trung phức tạp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dẫn lời một nhà thơ từ thời Tống.

"Núi lớn cũng không thể ngăn sông chảy ra biển", ông Tập nói. "Thực tế, con sông nào cũng phải uốn lượn trước khi đến đích".

Trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng dẫn một câu nói cổ của Trung Quốc, cũng về chủ đề làm việc với nhau.

"Tòa tháp nghìn tầng cũng bắt đầu từ đống đất nhỏ", ông Kerry nói.

Những phép ẩn dụ tiếp tục xuất hiện trong các phiên làm việc sau. Khi một nhóm nhỏ các nhà báo được cho vào cuối một cuộc họp kín, microphone của NPR đã ghi lại được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew nói về sự nực cười của việc nỗ lực "xanh hóa" ngành điện trong khi tiếp tục xây dựng các nhà máy than.

"Giống như đổ nước vào xô thủng, việc đó không hiệu quả", ông Lew nói.

Trong tình hình địa chính trị hiện nay, những vấn đề mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ đang giải quyết càng khó gỡ rối hơn.

"Khi sử dụng các phép ẩn dụ bay bướm, lời nói của họ bớt trực tiếp nhưng vẫn nêu được quan điểm", Jonathan Aronson, giáo sư về truyền thông và quan hệ quốc tế tại Đại học Nam California nhận xét. "Vì vậy, trích dẫn các nhà thơ và triết học cổ luôn là điều tốt. Bởi vì không ai hiểu chính xác những gì họ nói".

Xem thêm: Lập luận nực cười của Trung Quốc để bác phán quyết Biển Đông

Tướng Võ Tiến Trung: Trung Quốc thừa nhận tranh cãi nội bộ về 'đường lưỡi bò'

Phương Vũ

VNExpress

Ngôn từ bay bổng trong đối thoại chiến lược Mỹ - Trung - VnExpress


© 2021 FAP
  2,906,232       9/915