(PCWorldVN) Một trong những công ty khởi nghiệp trị giá tỷ đô thành công nhất hiện nay là Instagram. Sự phát triển này mang đến sự thay đổi trong tư duy của người lãnh đạo về xu hướng cũng như phát triển cơ sở hạ tầng.
Năm 2010, ngày trước khi Instagram ra mắt, nhà sáng lập Kevin Systrom cho rằng chỉ có khoảng 2.500 người sử dụng. Nhưng thực tế của ngày hôm sau là đã có hơn 25.000 lượt tải về. Đây là con số mơ ước cho ngày đầu tiên ra mắt ứng dụng của bất kì công ty khởi nghiệp nào. Và sau 5 năm, Instagram có 400 triệu người sử dụng trên toàn thế giới, tải lên 80 triệu hình ảnh và video mỗi ngày. Sự phát triển thần tốc này được đánh dấu với 5 cột mốc đáng chú ý.
Cột mốc thứ 1: 1 triệu người dùng trong 3 tháng
Những tháng đầu tiên sau khi ra mắt, Instagram đạt được thành công nhiều hơn mong đợi và nhận được nhiều lời khen từ giới truyền thông. Sau khi bùng nổ với hơn 25.000 người sử dụng đầu tiên, con số đã trở thành 1 triệu sau 3 tháng ra mắt. Không có động lực nào mạnh hơn việc người dùng muốn sử dụng sản phẩm của bạn. Và Instagram đã bắt đầu cuộc chơi với tư thế của người khổng lồ khi đầu tư vào hệ thống nền tảng công nghệ nhằm đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng của người dùng.
Những ngày đầu tiên, ứng dụng ban đầu với tính năng check-in giống Foursquare, sử dụng nền tảng HTML5 chạy trên một máy chủ duy nhất với chi phí chưa bằng chiếc máy tính xách tay. Sau ngày ra mắt, yêu cầu đầu tiên của Instagram là nâng cấp máy chủ. Nhưng dường như tất cả chỉ là muối bỏ biển. Với sự phát triển mà không thể đoán trước, Instagram quyết định chuyển sang dịch vụ đám mây của Amazon.
Đối với những nhà sáng lập như Kevin Systrom và Mike Krieger, thì câu thần chú những ngày đầu tiên là: “Hãy làm những điều đơn giản đầu tiên”. Điều này cũng bắt nguồn từ việc nhân sự eo hẹp nên những quyết định đưa ra phải được xác định nhanh nhất, đơn giản nhất. Nếu mọi cố gắng để chỉ có thể được chứng minh trong tương lai thì có thể Instagram không thể tồn tại qua những thời điểm quan trọng. Bằng cách xác định các vấn đề quan trọng nhất để giải quyết, và lựa chọn các giải pháp đơn giản, những nhà sáng lập có thể theo kịp tốc độ tăng trưởng cấp số nhân của Instagram.
Cột mốc thứ 2: Lên sàn Android
Trong gần 2 năm đầu tiên, câu hỏi mà những nhà sáng lập được giới truyền thông và người sử dụng quan tâm là “Khi nào ứng dụng có mặt trên Android”.
Ban đầu, ứng dụng có tên gép từ “instant camera” và “telegram” này được bắt đầu từ iOS chỉ vì lúc đó công ty chỉ có 2 người sáng lập là kỹ sư phát triển. Và phải chờ đến 2012 thì họ cảm thấy là thời điểm để xuất hiện trên nhiều nền tảng khác, chứ không chỉ riêng Android. Trong vòng 3 tháng ứng dụng Instargram trên Android Gowalla được ra đời bởi 3 kỹ sư. Sự đơn giản của Instagram dành cho iOS vẫn xuất hiện trên phiên bản dành cho Android, và trải nghiệm cũng tương tự như vậy.
Thời điểm này, vai trò của những sáng lập viên được ví như chuyên gia shoping chuyên nghiệp bởi việc liên tục mua những thiết bị di động đang có trên thị trường để thử nghiệm ứng dụng. Công việc của họ đôi lúc đơn giản chỉ là tải về điện thoại hay máy tính bảng để xem Instagram hiển thị và hoạt động như thế nào. Phát triển ứng dụng trên Android là một thách thức mới khi sự phong phú về thiết bị khiến các kỹ sư phải giải quyết vấn đề về hiển thị trên mọi kích thước màn hình, đặc biệt khi họ bắt đầu phát triển tính năng Instagram video.
Đối với các nhà sáng lập Instagram thì việc bắt đầu từ một nền tảng duy nhất cho phép họ tập trung và công việc chỉ cần thực hiện một lần. Khi đến thời điểm mở rộng sang nhiều nền tảng thì họ đã xây dựng được đội nhiều kỹ sư tài năng, hiểu biết sâu về Android cũng như các hệ điều hành khác.
Cột mốc thứ 3: Thảm họa thiên tai 2012
Năm 2012, trang web Instagram.com ngưng hoạt động trong một khoảng thời gian và những nhà sáng lập nhận được thông tin cập nhật trạng thái của dịch vụ Amazon Web Services: “Không đủ nguồn điện để hoạt động”. Một cơn bão lớn đã đi qua Virginia, gần một nửa số máy chủ mà Instagram thuê bị mất điện. Sau 36 giờ, cơ sở hạ tầng của Instagram mới được khôi phục.
Thời điểm đó, cũng chỉ có 4 kỹ sư bao gồm các nhà sáng lập đứng ra xử lý sự cố, mặc dù dữ liệu người dùng không bị ảnh hưởng nhưng mọi công việc bị đình trệ, hoạt động bị gián đoạn bởi mọi thứ vận hành theo cơ chế tự động hóa của cơ sở hạ tầng.
Đối với một công ty khởi nghiệp có tốc độ phát triển nhanh như Instagram thì đây là một đòn giáng mạnh, nhưng cũng từ đó, giải pháp về máy chủ dự phòng được chú ý nhiều hơn. Việc trích lập dự phòng trước đây dường như chỉ mang tính thủ tục thì nay được đầu tư một cách khoa học và quy mô lớn. Instagram đã chuyển sang sử dụng dịch vụ lưu trữ lâu dài Amazon Elastic Block Storage để sao lưu và phân bổ vị trí các trung tâm dữ liệu một cách hợp lý hơn.
Cột mốc thứ 4: Chuyển nhà
Đến tháng 9/2015, số lượng người dùng hàng tháng của Instagram đã đạt mốc 400 triệu, tăng thêm 100 triệu người so với hồi tháng 12/2014. Đây là con số đáng ngưỡng mộ bởi với một mô hình hoạt động nhỏ nhưng có thể cung cấp dịch vụ đến cho toàn thế giới. Sau hơn 2 năm ra mắt, việc gia nhập Facebook với mức giá 1 tỷ USD là cột mốc đáng nhớ nhất của những người đồng hành cùng Instagram.
Từ những kỳ vọng ban đầu là góp phần làm thay đổi và cải thiện phương thức giao tiếp và chia sẻ của thế giới thì cùng với Facebook , mọi thứ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Khi về với đội Facebook thì Instagram cũng đồng thời gia nhập cơ sở hạ tầng của mạng xã hội. Việc di chuyển từ dịch vụ đám mây của Amazon về hệ thống mạng Virtual Private Cloud (VPC) được một nhóm kĩ sư thiết lập thông qua một công cụ có tên là Neti. Đây là công việc khổng lồ đòi hỏi sự tỉ mỉ bởi sự thay đổi môi trường dữ liệu quen thuộc từ Amazon sang môi trường mới của Facebook.
Cột mốc thư 5: Xu hướng Instagram
Tính năng mới Search & Explore mang đến khả năng khám phá và tìm kiếm những khoảnh khắc thú vị diễn ra trên thế giới thông qua Instagram. Xu hướng Hashtags và địa điểm giúp tìm ảnh bạn bè, vị trí một cách dễ dàng hơn.
Instagram đang quay trở lại xu hướng của những năm 2010 với trang chủ Popular trên ứng dụng. Thuật toán để cho sự thay đổi này khá đơn giản khi dựa vào số lượng thích trên mỗi bức ảnh, và khả năng tồn tại của hình ảnh trong khoảng 4 giờ. Điều này tạo áp lực cho Instagram nhưng là cách tiếp cận mang nhiều sắc thái đến cộng đồng người sử dụng.
Hồi năm 2014, Instagram hướng tới tính cá nhân hóa thông qua chức năng Explore, cho phép cuộn trang vô hạn đối với hình ảnh và video của thiết kế riêng cho từng người. Điều này cho thấy sự tư duy đơn giản mà Instagram đã làm trước đây không tồn tại mãi mãi. Sự phát triển của sản phẩm phải thích ứng với cộng đồng, nhất là khi phát triển quá nhanh.
Facebook, Instagram, mạng xã hội