PN - Tại hội thảo: “Doanh nghiệp đồng hành cùng quản lý thị trường (QLTT) trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)” do Dự án EU-MUTRAP
Tiêu hủy hàng giả, hàng lậu (ảnh internet)
Ông Nguyễn Văn Bách - Phó chi cục trưởng Chi cục QLTT TP.HCM cho biết, năm 2013, TP.HCM phát hiện 228 vụ vi phạm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, tịch thu gần 226.500 đơn vị sản phẩm. "Số vụ kiểm tra trong năm 2013 chưa bằng một nửa của năm 2012, nhưng số lượng hàng hóa vi phạm tăng gần gấp đôi. Điều đó cho thấy quy mô sản xuất hàng giả ngày càng lớn và vụ việc mang tính chất ngày càng phức tạp”, ông Bách đánh giá.
Theo ông Nguyễn Thanh Hồng - Trưởng phòng Thực thi và giải quyết khiếu nại Cục SHTT, hàng giả, hàng nhái được sản xuất ở nước ngoài nhập vào Việt Nam để tiêu thụ có khối lượng lớn, có đơn vị tới 90% hàng giả là hàng nhập khẩu. Việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra với mọi loại hàng hóa, dịch vụ.
Nhận định về tình trạng trên, ông Mai Hòa Việt - Trưởng ban An ninh và bảo hộ SHTT Công ty Unilever Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả các công ty nước ngoài (VACIP), cho biết: đối với hàng giả sản xuất trong nước, những người làm giả phần lớn sử dụng nguyên liệu, bao bì của Trung Quốc đưa sang (hoặc tái sử dụng bao bì), đóng gói tại thị trường nội địa. Đối với hàng giả sản xuất ở nước ngoài thì 100% thành phẩm sản xuất tại nước ngoài rồi được xé nhỏ đưa vào Việt Nam; hàng nhái sản xuất tại nước ngoài thì các đối tượng sao chép một số hình ảnh trên bao bì của các DN trong nước rồi đặt nhãn hiệu gần giống hàng thật.
Nguyễn Cẩm
hàng giả, hàng lậu, hàng Trung Quốc