PN - Ngày 27/3, liên quan đến kết quả giám sát đột xuất thủy sản trên địa bàn Hà Nội, ông Lâm Quốc Hùng – Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm,
Ảnh minh họa: internet
Tuy nhiên, các mẫu ốc, trai và hến phát hiện có tỷ lệ nhiễm asen (còn gọi là thạch tín) gấp 1,5 – 2 lần so với giới hạn. Sau kết quả này, Cục ATTP tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát việc nhiễm kim loại nặng trên thủy sản, phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy hải sản để cảnh báo đến người nuôi trồng.
Theo ông Lâm Quốc Hùng, nguyên nhân nhiễm asen của các loại thủy sản nói trên là do ô nhiễm môi trường đất, nước tại khu vực hồ, ao nuôi.
Theo khuyến cáo của Cục ATTP, khi lượng asen tích tụ nhiều sẽ gây ra các tổn thương cho cơ thể con người, đặc biệt là gây rối loạn quá trình tổng hợp protein, làm đóng vón protein trong tế bào, ảnh hưởng đến gan, da, thận. Tuy nhiên, với tỷ lệ nhiễm asen gấp 1,5 – 2 lần như kết quả giám sát tại Hà Nội, ông Hùng cho rằng, người tiêu dùng không nên lo lắng, bởi nồng độ này không quá cao, phải ăn sản phẩm liên tục trong vòng một vài tháng, cơ thể mới có thể bị ảnh hưởng.
Huyền Anh
ốc hến nhiễm độc, thạch tín, asen, nguy cơ nhiễm độc asen từ ốc, hến