Giáo dục

Những câu hỏi phỏng vấn oái oăm khi xin học bổng MBA

"Lựa chọn con đường khởi nghiệp khó khăn hay mãi mãi làm công ăn lương" là một trong những câu hỏi khó nhằn khi xin học bổng MBA tại FSB.

Buổi phỏng vấn học bổng MBA tại trụ sở Viện quản trị kinh doanh FSB ở cả hai đầu Hà Nội và TP HCM thu hút 70 ứng viên là lãnh đạo các doanh nghiệp lớn nhỏTổng giá trị của quỹ học bổng là 2 tỷ đồng, với hơn 100 suất, chia làm 5 mức khác nhau, tùy theo năng lực cụ thể của ứng viên. Trong đó, mức cao nhất khoảng 70 triệu đồng, tương đương 70% học phí toàn bộ khóa học.

Có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, nhưng một số vị quản lý vẫn bối rối với tình huống mà Ban giám khảo đặt ra cho mình.

Bạn làm gì khi nhân viên ghiền PokemonGo

"Có nhân viên khi đang họp và được yêu cầu đưa ra ý kiến công việc thì nói chờ em bắt xong con Pokemon. Là lãnh đạo, bạn sẽ làm gì trong tình huống này?".

Nhìn nhận đây là câu hỏi "cân não", anh Đức Lưu - Trưởng phòng tài chính, kế toán Viện Medlatec cho biết, PokemonGo là trò chơi sáng tạo, dù không chơi nhưng anh vẫn nghiên cứu về nó.

Vấn đề anh quan tâm là người chơi vận dụng được gì từ trò chơi ấy. Nếu nhân viên đó tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ trò chơi, anh sẽ khuyến khích họ phát triển, ngược lại sẽ đưa ra lý do hợp lý để họ không lặp lại tình huống này.

Đơn vị phỏng vấn khá ấn tượng với cách xử lý tình huống của anh. Giám khảo Đinh Quyết Thắng cho biết, đây là ứng viên tiềm năng mà anh hướng tới.

ung-vien-la-va-cau-hoi-thu-vi-tai-buoi-phong-van-hoc-bong-mba-fsb-2

Anh Đức Lưu có cách lập luận chặt chẽ trước những tình huống mà ban giám khảo đưa ra.

Bạn làm gì khi doanh nghiệp liên tục lỗ

Một trong những câu được hỏi nhiều nhất là "Công ty của bạn gặp khủng hoảng liên tiếp trong 2 năm. Là chủ doanh nghiệp, bạn đứng trước hai lựa chọn, thu hẹp hoạt động sản xuất đợi thời cơ hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp cho đối tác khác, bạn lựa chọn phương án nào? Vì sao?"

Thế Việt - một trong những ứng viên đầu tiên của buổi phỏng vấn khá hào hứng trước câu hỏi.

Anh cho biết, bản thân đã gặp tình huống tương tự trong quá trình đầu tư. "Có nhiều lựa chọn cho tình huống này chứ không chỉ là hai cách giải quyết như ban giám khảo đưa ra. Mình từng gặp trường hợp tương tự, nhưng may mắn vượt qua. Sau sự kiện đó một năm, quy mô trang trại của mình tăng 3 lần, diện tích nhà xưởng cũng tăng gấp 3, mình còn tham gia mở xưởng cơ khí rộng 80m2", Việt chia sẻ.

Một trong những lý do giúp Việt lật ngược thế cờ là giữ cho tâm tĩnh để sáng suốt trong các quyết định, nhìn thấu con đường mình đang đi. Cách xử lý tình huống thông minh cũng như sức thuyết phục khi áp dụng hoàn cảnh kinh doanh của mình vào câu trả lời giúp Việt được đánh giá cao. Ngoài ra, suy nghĩ hướng thiện, đậm chất triết lý của anh cũng thu hút sự chú ý của giám khảo về một thế hệ 9X.

Thành viên hội đồng giám khảo tại Hà Nội, (từ phải qua) ông Hoàng Việt Hà  COO Tập đoàn FPT, ông Bùi Xuân Phong - Chủ nhiệm bộ môn Quản trị Chất lượng, ông Đinh Quyết Thắng  Giám đốc khu vực Diebold Việt Nam,

Thành viên hội đồng giám khảo tại Hà Nội, (từ phải qua) ông Hoàng Việt Hà - COO Tập đoàn FPT, ông Bùi Xuân Phong - Chủ nhiệm bộ môn Quản trị Chất lượng, ông Đinh Quyết Thắng - Giám đốc khu vực Diebold Việt Nam, ông Hà Nguyên - Viện trưởng Viện quản trị kinh doanh FSB, ông Nguyễn Đức Nhật - Chủ nhiệm bộ môn Kinh tế và Quản lý.

Bạn lựa chọn con đường khởi nghiệp khó khăn hay mãi làm công ăn lương

Tình huống này là cuộc tranh luận sôi nổi giữa 4 ứng viên.

Chủ đề được đưa ra là "Giữa hai lựa chọn, chủ một quán ăn 2 chi nhánh với 30 nhân viên, tổng lợi nhuận hàng tháng khoảng 150 triệu đồng và CEO một đơn vị nước ngoài với mức lương tháng 200 triệu đồng phụ trách hệ thống 300 nhân viên tại Việt Nam. Anh, chị sẽ chọn vị trí nào? Vì sao".

Có 2 ứng viên chọn làm chủ quán ăn và 2 ứng viên khác chọn làm CEO. Mỗi người đều có lập luận riêng, thậm chí phản bác đối phương rất rõ ràng.

Dù 3 trong số 4 ứng viên là nữ nhưng họ không hề yếu thế trước cuộc tranh luận này. Các ứng viên chỉ dừng việc lập luận khi hội đồng phỏng vấn can thiệp.

Chia sẻ thêm về những câu hỏi oái ăm cho ứng viên, giám khảo Xuân Phong - chủ nhiệm bộ môn Quản trị chất lượng cho biết đó không phải làm khó thí sinh, mà để các bạn nhận ra, đinh hướng khác nhau sẽ dẫn đến lựa chọn khác nhau. Thực tiễn chính là điều mà giám khảo mang lại cho mọi người thông qua tình huống.

Nữ diễn viên Mai Thu Huyền tham gia ứng tuyển vào chương trình học bổng ngành Quản trị Kinh doanh của Viện Quản trị Kinh doanh FSB.

Nữ diễn viên Mai Thu Huyền - Tổng giám đốc Công ty TNHH Tincom Media - tham gia ứng tuyển vào chương trình học bổng ngành Quản trị Kinh doanh của Viện Quản trị Kinh doanh FSB.

Nếu là nhà sản xuất của bộ phim Tấm Cám, bạn sẽ làm gì khi phim không được chiếu ở cụm rạp lớn nhất nước

Là một trong những ứng viên làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, đồng thời là nhà sản xuất phim, Mai Thu Huyền cho rằng việc một bộ phim không được chiếu rộng rãi ở tất cả các cụm rạp thì nhà sản xuất là người đầu tiên chịu thiệt thòi.

"Là một nhà sản xuất, tôi sẽ tiếp tục ngồi lại với phía CGV để đàm phán và đưa ra tỷ lệ doanh thu phù hợp. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ ăn chia không phù hợp tôi sẵn sàng 'chiến đấu' để phim Việt không bị o ép", nữ diễn viên chia sẻ.

Việc bạn cho là kỳ quặc nhất mà mình từng làm

Tiến, từng làm tại Viettel chia sẻ, anh từng lượn lòng vòng Hà Nội suốt từ 21h đến 6h sáng để khám phá.

Trong khi đó, Ngọc Bích - một dược sĩ ở Hà Nội vốn luôn dẫn đầu lớp khi học và hoàn thành công việc vượt mức chỉ tiêu lại tự nhận mình "nghiện" Facebook. Cô có thể chụp ảnh mọi lúc mọi nơi dù trong cuộc họp để đưa lên mạng xã hội và không quên tag mọi người vào like.

Ban giám khảo cho biết, đây là câu hỏi bên lề, giúp nhà phỏng vấn hiểu hơn về thí sinh và tạo cho họ sự thoải mái trong quá trình ứng tuyển.

Ông Hà Nguyên - Viện trưởng FSB nhấn mạnh, việc đặt câu hỏi thông qua tình huống không phải để tìm ra người có câu trả lời đúng mà là hiểu rõ cách ứng viên phân tích, suy luận cũng như sức thuyết phục của họ về câu trả lời. "Các ứng viên rất đa dạng. Người điềm đạm, người có tiềm năng, người xử lý tình huống thông minh, người lại thể hiện rõ đam mê. Tuy nhiên, việc trao học bổng lại dựa trên những mục tiêu chung của trường, căn cứ vào cả quá trình thể hiện của ứng viên", ông Nguyên cho biết.

Thu Ngân

Chương trình phỏng vấn học bổng MBA của Viện quản trị kinh doanh FSB đợt 2 diễn ra vào ngày 17/9. Để được vào vòng phỏng vấn, bạn cần làm bài online tại quiz.fsb.edu.vn.

Theo học MBA tại FSB, các học viên sẽ được học quản trị thông qua 100 case study. 30% giảng viên của chương trình là CEO có trải nghiệm thực tế, đến từ đội ngũ Tập đoàn FPT và những cựu học viên xuất sắc của trường trong suốt 20 năm qua. Giảng viên đóng vai trò định hướng, nhà trường đưa ra phương pháp luận, thông tin và các góc nhìn khác nhau, học viên qua đó tự có quyết định của mình. Tính thực tiễn chính là điểm khác biệt mà chương trình MBA của FSB mang lại cho người học.

VNExpress

Phỏng vấn học bổng MBA, Viện quản trị kinh doanh FSB


© 2021 FAP
  1,066,890       3/918