Thế giới

Căn phòng bảo vệ tổng thống Mỹ khỏi đại thảm họa

Trung tâm các hoạt động khẩn cấp của tổng thống (PEOC) là nơi sống và điều hành công việc của tổng thống Mỹ trong trường hợp xảy ra thảm họa hoặc nước Mỹ bị tấn công hạt nhân.

can-phong-bao-ve-tong-thong-my-khoi-dai-tham-hoa

Tổng thống Bush họp với Hội đồng An ninh Quốc gia tại PEOC sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Ảnh: White House

Nhà Trắng là tòa nhà công vụ lâu đời nhất và nổi tiếng nhất tại Mỹ. Ngoại trừ George Washington, các đời tổng thống Mỹ đều điều hành chính phủ, lãnh đạo đất nước tại đây.

Trải qua 200 năm lịch sử, công trình biểu tượng cho người đứng đầu nước Mỹ này từng được sửa chữa và mổ rộng nhiều lần, phụ thuộc vào yêu cầu của từng tổng thống, cũng như nhu cầu phát triển quốc gia và biến động phức tạp của tình hình thế giới, theo Fas.

Một trong những đợt sửa chữa lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất của Nhà Trắng diễn ra dưới thời Tổng thống Franklin Roosevelt năm 1943. Thời điểm đó, sau khi Mỹ tuyên bố tham gia Thế chiến II, tổng thống Mỹ đã cho mở rộng khu vực Cánh Đông, và xây dựng hầm trú ẩn nhằm tránh các cuộc không kích bất ngờ, hay tấn công bằng vũ khí hạt nhân.

Đây được gọi là Trung tâm các hoạt động khẩn cấp của Tổng thống (PEOC).

Được xây dựng với mục đích chính là bảo vệ Tổng thống và những lãnh đạo cấp cao, có thẩm quyền đưa ra những quyết định mang tính sống còn với nước Mỹ nên POEC có thiết kế rất kiên cố.

Công trình là một phòng hình chữ nhật, giống như một phòng họp có bàn hình bầu dục dài, với 2 cửa ra vào cánh được làm bằng kim loại, khối lượng lớn, một chiếc nối với đường hầm dẫn tới phòng Bầu Dục, một chiếc vẫn còn là bí ẩn.

can-phong-bao-ve-tong-thong-my-khoi-dai-tham-hoa-1

Hệ thống điện thoại chuyên dụng của PEOC được bố trí ở ngăn kéo, phía dưới bàn họp. Ảnh: White house.

Phòng được trang bị hai hệ thống thiết bị hội nghị trực tuyến bảo mật, 4 đồng hồ số chỉ thời gian các khu vực khác nhau trên thế giới, một tấm bản đồ treo tường của nước Mỹ.

Thông qua hệ thống hội nghị trực tuyến bảo mật tại đây, các lãnh đạo Mỹ chủ yếu duy trì liên lạc trực tiếp, liên tục với Bộ Ngoại giao, CIA, bộ Quốc phòng, bộ Tư pháp.

Ngoài ra, PEOC còn có hệ thống điện thoại để bàn chuyên dụng (Integrated Services Telephone - IST) kết nối với mạng trao đổi thông tin quốc phòng mật (DRSN). Mạng DRSN là hệ thống mạng điện thoại bảo mật phục vụ cho việc truyền mệnh lệnh, kiểm soát và kết nối với tất cả các trung tâm chỉ huy của lực lượng vũ trang và nhiều phương tiện vũ khí khác.

Điện thoại được bố trí ở ngăn kéo phía dưới bàn ở từng vị trí người ngồi, là một thiết bị chuyên dụng được công ty Electrospace Systems Inc. thiết kế và Raytheon sản xuất.

Thiết bị này có thể sử dụng được cả hai đường truyền (bảo mật và thông thường). Ngoài ra, trong PEOC còn một chiếc điện thoại màu đen khác có chức năng thực hiện các cuộc gọi thông thường, liên lạc trong nội bộ Nhà Trắng cũng như thế giới bên ngoài.

PEOC chính thức được dư luận biết đến trong vụ khủng bố ngày 9/11/2001. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, phó tổng thống Dick Cheney, Ngoại trưởng Condoleezza Rice và nhiều quan chức khác đã được sơ tán xuống đây. Sau đó, Tổng thống G. Bush đã họp Hội đồng An ninh Quốc gia và đưa ra những sách lược mang tính quyết định với an ninh nước Mỹ.

Xem thêm: Bên trong căn hầm trú ẩn chiến tranh hạt nhân ở Mỹ

Nguyễn Hoàng

VNExpress

PEOC, Nhà Trắng, Cánh Đông, Franklin Roosevelt


© 2021 FAP
  3,463,447       2/916