Gia đình

Mẹo bảo quản thực phẩm Tết lâu hỏng

Bánh chưng nếu không ăn hết trong 3-4 ngày nên cất ngăn đông; thịt cá cần chia nhỏ theo bữa; rau phải để ráo nước trước khi bỏ vào ngăn mát...

Tết là thời điểm các bà nội trợ chất đầy thực phẩm trong tủ lạnh, trổ tài làm các món ngon thịnh soạn thiết đãi cả gia đình. Những cách dưới đây sẽ giúp chị em bảo quản lượng lớn thực phẩm trong kỳ nghỉ dài nhất năm, mà vẫn đảm bảo hương vị và dưỡng chất.

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Ngăn mát: Thực phẩm sẽ lâu hỏng nếu nhiệt độ tủ lạnh dưới 4 độ C, ngưỡng sinh sôi của vi khuẩn. Vậy nên mỗi khi chất thêm nhiều rau củ vào, bà nội trợ nên giảm mức nhiệt xuống thấp hơn, nhằm bảo vệ những thực phẩm cũ.

Sữa và chế phẩm từ sữa nên đặt ở vị trí lạnh nhất trong ngăn mát, nơi trong cùng, phía dưới tủ. Những sản phẩm có chất bảo quản (nước cam đóng hộp, nước ngọt...), bơ, trứng, mứt, rau củ quả ăn trong ngày... có thể đặt ở gần cánh cửa, bởi nhiệt độ khu vực này thay đổi liên tục theo quá trình đóng mở tủ. Ngăn trên cùng là nơi dành cho những món ăn chỉ cần làm mát như sữa chua, bánh ngọt, đồ tráng miệng, bánh chưng, giò chả...

Ngăn đá: Thực phẩm mới nên để vào sát bên trong ngăn đá, tăng nhiệt độ lên mức cao nhất đến khi đông đá mới hạ xuống mức trung bình. Thịt cá cũ nên xếp ra ngoài để dùng trước. Bánh chưng nếu không ăn hết trong 3-4 ngày, nên để ngăn đá để ngăn ngừa nấm mốc, song sẽ bị "lại gạo", phải hấp cách thủy thật nhừ sau khi bỏ ra. Bà nội trợ có thể dán nhãn ngày tháng trên các loại đồ ăn để quản lý hạn dùng thực phẩm tốt hơn.

Kiểm soát độ ẩm của tủ lạnh

Độ ẩm cũng ảnh hưởng đến sự tươi ngon của thực phẩm, có thể làm khô héo trái cây hoặc làm nẫu rau quả. Vì vậy bạn nên để rau củ ráo nước, bọc nilon kín trước khi cất vào ngăn mát. Đối với rau dính nước, nên lót giấy phía dưới túi rau để tránh nẫu rau.

Bọc giấy báo từng loại củ quả cũng giúp chúng không héo. Thực phẩm có thể tươi ngon đến 10 ngày nếu được bảo quản bằng công nghệ 2 dàn lạnh độc lập Twin Cooling PlusTM. Bộ 3 thiết bị bay hơi, 2 máy nén kiểm soát nhiệt độ và duy trì độ ẩm ổn định 70%, cho chất lượng không khí quanh rau củ tốt hơn.

polyad

Công nghệ 2 dàn lạnh độc lập Twin Cooling Plus của Samsung giữ thực phẩm tươi ngon đến 10 ngày.

Đựng trong túi nilon, hộp, giấy bạc

Thịt cá nên chia thành nhiều hộp nhỏ vừa đủ mỗi bữa ăn trước khi cất vào tủ lạnh. Đồ ăn chín còn thừa nên đựng trong hộp thủy tinh. Các loại mứt chứa nhiều đường nên dễ bị chảy nước và nấm mốc, nên cho vào lọ hoặc túi nilon, phủ một lớp đường trắng lên trên để hút ẩm và gói kín lại.

Su hào, cà rốt, súp lơ... nên bỏ lá trước khi bọc nilon từng củ, để tiết kiệm diện tích cũng như giữ chúng tươi lâu. Có một số loại thực phẩm gây mùi như phô mai, cá khô, mực khô… nên bọc thật kín trong giấy bạc. Các loại trái cây như đu đủ, hồng, bắp cải, củ hành… bọc giấy báo cũng sẽ bảo quản được lâu và hạn chế việc tỏa mùi.

Phân loại đồ chín, sống

Vi khuẩn gây bệnh có khả năng lây nhiễm từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín, song không thể nhận biết bằng mắt thường hay vị giác, khứu giác. Vậy nên tuyệt đối không để chung thịt cá tươi sống với đồ ăn chín.

Nếu sử dụng tủ lạnh Samsung Twin Cooling Plus trang bị tính năng Chef Pan, chị em có thể lưu trữ tạm thời các món thịt cá ướp chuẩn bị nấu ngay dưới ngăn đựng đồ chín. Hai hệ thống làm lạnh độc lập với 2 luồng hơi lạnh riêng biệt, không cho khí lạnh trao đổi từ ngăn mát sang ngăn đá và ngược lại, giúp thực phẩm không lẫn mùi nhau.

Ngoài ra, tính năng kháng khuẩn Anti Bacteria Protector bao gồm một lồng quạt bên trong đi kèm với bộ lọc khử mùi, còn giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại và mùi thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.

polyad

Tính năng Chef Pan giúp thịt cá ướp chuẩn bị nấu không bay mùi lên ngăn đựng kem.

An San

VNExpress

bảo quản, thực phẩm Tết, lâu hỏng


© 2021 FAP
  1,293,895       4/1,056