Kinh doanh

Nữ kiến trúc sư rẽ ngang làm giáo dục

Trần Quỳnh Anh là một kiến trúc sư và là một người mẹ của 3 đứa con, quyết định rẽ sang ngành giáo dục với niềm tin “Giáo dục phải dựa trên tình yêu thương”.

Ba năm trước, khi bước sang tuổi 33, chị Trần Quỳnh Anh đã có một quyết định rẽ tay ngang khởi nghiệp về lĩnh vực giáo dục, và trở thành người sáng lập và điều hành Butterfly Kindergarten - một trường mầm non có tiếng, đang được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng tại Hà Nội.

Trần Quỳnh Anh rẽ hướng sang khởi nghiệp với lĩnh vực giáo dục.

Trần Quỳnh Anh rẽ hướng sang khởi nghiệp với lĩnh vực giáo dục.

- Xuất phát điểm là một Kiến trúc sư, lý do nào khiến chị chọn rẽ hướng sang lĩnh vực giáo dục?

- Thực sự lĩnh vực giáo dục đến với mình giống như một cái duyên mà người ta hay nói là "nghề chọn người". Bởi sự nghiệp đèn sách bao năm rồi đi du học về với tấm bằng Thạc sỹ, mình đã từng tham gia nhiều dự án quy hoạch các tỉnh thành phố. Thời gian đó, mình cũng phát triển một công ty Thiết kế, thi công kiến trúc nội thất và cứ nghĩ đó là nghề duy nhất mình sẽ theo đuổi. Thế nhưng, từ khi lập gia đình tới khi có em bé, mình bỗng dưng phát hiện mình có niềm đam mê với con trẻ, thấy mình được trải nghiệm và học hỏi được rất nhiều qua quá trình nuôi dậy các con.

Cho tới ngày ngôi trường mầm non của bé lớn nhà mình đang theo học có kế hoạch chuyển đi rất xa. Thời điểm đó, khi đang loay hoay lựa chọn môi trường học mới cho con, mình được một tiền bối gợi ý nên tự xây "ngôi nhà thứ hai" cho các con. Được bậc thầy trong ngành sư phạm gieo cho hạt mầm niềm tin, lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của gia đình, mình cũng "đánh liều" triển khai dù rất lo lắng.

Hoạt động vui tết trung thu tại Butterfly Kindergarten.

Hoạt động vui tết trung thu tại Butterfly Kindergarten.

- Chị gặp khó khăn gì khi rẽ ngang sang làm giáo dục?

- Là dân ngoại đạo, khoảng thời gian ban đầu vô cùng thử thách đối mình. Khó khăn đầu tiên là việc xây dựng ngôi nhà cho các con. Khi đó, mình tìm thuê được mặt bằng rộng hơn 800m2 tại Hà Nội để làm cơ sở. Tuy nhiên, mặt bằng đã bị bỏ hoang trong 10 năm, không có gì ngoài 4 bức tường chốc lở, cửa sổ xộc xệch hoen gỉ, trần đầy các loại ống và dây dợ, sàn chưa cán mặt bê tông. Mình phải bắt tay xây dựng từ đầu và dĩ nhiên khoản đầu tư cho việc này là không hề nhỏ. Thế nhưng vốn tính lạc quan, mình tự nhủ ngay rằng: "May quá tha hồ thiết kế, sắp xếp mọi thứ theo ý mình ngay từ đầu, đúng sở trường của mình rồi, tiến lên thôi!"

Khó khăn tiếp theo là tiến độ, mình có thời gian rất ngắn, từ ngày nhận mặt bằng để thi công và hoàn thiện để đón trẻ. Ngày trường cũ của con chuyển đi đã được định và đó cũng là ngày trường mới phải được xây xong để đón con và các bạn. Áp lực chồng chất áp lực, mà ngày đó mình còn đang bầu bạn thứ 3, nhưng chắc bạn cũng ủng hộ mẹ nên lúc đó mẹ khoẻ lắm, cứ chiến đấu ròng rã trên công trường, từ sáng tới tối chẳng nghỉ ngơi lúc nào.

- Theo chị, đâu là những điểm khác biệt giữa mô hình giáo dục được phát triển bởi một kiến trúc sư và các mô hình tương tự khác?

Khác biệt nhiều chứ, và mình cũng tự tin rằng những sự khác biệt đó tạo nên thế mạnh của Butterfly Kindergarten. Kinh nghiệm của một kiến trúc sư góp công không nhỏ khi Tổ Bướm được thiết kế rất khác biệt. Ưu điểm của trường là mặt bằng rộng, nằm hết trên một mặt sàn, hệ thống lớp học tại Butterfly Kindergarten được thiết kế hệ với sự kết nối rất linh hoạt, khu sinh hoạt vui chơi và tiện ích đầy đủ, hợp lý.

Mình tin rằng, môi trường giáo dục con trẻ cần phải gần gũi, thân thiết. Vì vậy, mọi thiết kế về trang thiết bị tại Butterfly đều rất "con nít", để các bạn nhỏ cảm thấy đây đúng là ngôi nhà dành cho mình. Từ những chậu cây xanh mát được treo và đặt quanh trường, cho tới những vật dụng nhỏ nhất như những món đồ trang trí, dụng cụ ăn khay, bát, đĩa, cái treo khăn, lọ nước rửa tay, bút chì đều phải rất xinh. Khi đến với Butterfly Kindergarten, mọi người sẽ có một cảm giác rất đặc biệt. Các mẹ tới và cảm nhận xong là yên tâm gửi con luôn thôi. Dĩ nhiên mình tự tin vì điều đó là thật, khi tiêu chuẩn mình xây dựng "nhà trẻ" này là cho chính các con của mình, mà tiêu chuẩn của mình đặt ra cũng "khó tính" lắm.

Tập thể giáo viên, phụ huynh và các học sinh tại Tổ Bướm.

Tập thể giáo viên, phụ huynh và các học sinh tại "Tổ Bướm".

- Với mô hình giáo dục của mình, chị ưu tiên đề cao những tiêu chuẩn nào nhất?

- Mô hình giáo dục của Butterfly Kindergarten được hướng theo tinh thần "giáo dục thực sự phải dựa trên tình yêu thương", đây là tiêu chuẩn giá trị cao nhất mà mình đặt ra, và cũng có thể coi đó là kim chỉ nam của trường, luôn coi tận tâm là giá trị cốt lõi trong giáo dục.

Để duy trì được điều này, mình luôn cố gắng tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, được tôn trọng cho các cô giáo và nhân viên. Mình tin là khi các cô cảm thấy thoải mái, vui vẻ và tỏa ra được năng lượng tích cực, việc chăm sóc, giáo dục trẻ mới tốt được. Một yếu tố nữa cũng rất quan trọng đó là nguyên tắc kết nối giữa phụ huynh và nhà trường. Việc này sẽ giúp tìm ra quan điểm chung trong giáo dục, giúp phụ huynh và nhà trường cùng nhau đồng hành trên chặng đường giáo dục con trẻ.

- Hiện Butterfly Kindergarten đang áp dụng phương pháp mới cho giáo dục, chị có thể chia sẻ nhiều hơn về phương pháp này không?

- Nếu thế giới đang có cuộc cách mạng 4.0, thì phương pháp STEAM với những ứng dụng tuyệt vời cho giáo dục trong những năm học đầu đời đang được sự quan tâm của các mô hình trường mầm non tiên tiến, và Butterfly Kindergarten là một trong số đó. STEAM viết tắt của các từ Science, Technology, Engineering, Art & Math. Đây là phương pháp học được áp dụng đầu tiên tại Mỹ với đặc điểm cung cấp kiến thức toàn diện của năm lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Điểm nổi bật của STEAM là sự kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào thực tế.

Qua các hoạt động thực tiễn khi học STEAM, các con sẽ được tiếp cận vấn đề một cách khách quan, sau đó, các con sẽ cùng thảo luận. Việc này sẽ kích thích khả năng phân tích, xử lý tình huống và tư duy sáng tạo. Phương pháp này giúp phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra tiềm năng học tập một cách sáng tạo nhất.

Bên cạnh đó, ngoài các bộ môn chính khóa, các con được đầu tư học thêm 4 bộ môn năng khiếu với giáo viên có chuyên môn sâu là Cảm thụ âm nhạc, Nhảy vận động, Mỹ thuật tạo hình và Võ - kỹ năng phòng vệ. Việc đầu tư này cũng giúp cho nhà trường tìm hiểu và đánh giá được thiên hướng, khả năng, tính cách của các con.

LG gram là trợ lý đắc lực của chị Quỳnh Anh trong công việc.

LG gram là trợ lý đắc lực của chị Quỳnh Anh trong công việc.

Xuất phát từ một kiến trúc sư, yêu cái đẹp, yêu sự đa năng, tiện ích, Quỳnh Anh chọn chiếc LG gram như một người trợ lý đắc lực luôn mang theo bên mình. "Điểm ưng nhất ở LG gram là vì những tính năng vượt trội của máy như màu sắc màn hình siêu chuẩn, thuận tiện cho việc thiết kế, chế độ đèn, bàn phím linh hoạt, cổng kết nối đa năng thuận tiện cho việc trình chiếu. Và đúng như tên gọi LG gram, máy rất mỏng, gọn nhẹ. Mình chỉ cần bỏ vào túi xách như một cuốn sổ nhỏ để vừa xử lý công việc, vừa như một phụ kiện thời trang rất hợp trend" – Chị Quỳnh Anh chia sẻ.

"Tôi sống - Tôi đam mê" là chuyên mục do Công ty điện tử LG Electronics Việt Nam tài trợ thực hiện trên báo điện tử Vnexpress với sự đồng hành cùng dòng sản phẩm Laptop LG gram. Sản phẩm được nhiều doanh nhân, bạn trẻ lựa chọn làm hành trang trong công việc. LG mong muốn tạo ra sân chơi thú vị để các bạn trẻ Việt Nam, chia sẻ về những niềm đam mê, những dự án tâm huyết mà mình đang theo đuổi và nỗ lực thực hiện.

Nếu bạn đang phát triển một dự án riêng ở các lĩnh vực công nghệ cao, sản phẩm của truyền thống quê hương, cửa hàng thương hiệu, trang trại sạch, tổ chức chương trình thiện nguyện lên vùng núi cao... hãy gửi bài viết về địa chỉ startup@vnexpress.net. Dự án của bạn sẽ được chia sẻ với cộng đồng để thương hiệu, sản phẩm lan tỏa tới nhiều người.

VNExpress

LG gram


© 2021 FAP
  446,333       1/318