Công nghệ thông tin

Ba khâu hoàn thiện thể chế kinh tế

Hiệp hội Thương mại Mỹ nêu nghịch lý trong môi trường kinh doanh Việt Nam hiện nay là các công ty, nhà đầu tư tuân thủ pháp luật thì rất khó để... thành công

Diễn đàn Doanh nghiệp (DN) Việt Nam (VBF) với chủ đề “DN hướng tới các hiệp định thương mại mới” nằm trong khuôn khổ Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ, đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế tổ chức ngày 2-12 tại Hà Nội.

Nhiều giải pháp phát triển kinh tế

Đối thoại trực tiếp với nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ Việt Nam rất trân trọng những ý kiến của các nhà đầu tư và sẽ tiếp tục bổ sung, sửa đổi thể chế pháp luật, cơ chế chính sách cho sát với thực tế.

Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận những kết quả đạt được của năm 2014 chưa tương xứng tiềm năng và mong muốn của DN. “Việt Nam nghiêm túc nhìn nhận còn rất nhiều khó khăn, hạn chế. Chúng tôi phải làm nhiều hơn, quyết liệt, hiệu quả hơn để bảo đảm phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế” - Thủ tướng nói. Trong năm 2015, Chính phủ sẽ quyết liệt tập trung thực hiện nhiều giải pháp. Đó là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc hơn. Cụ thể, tỉ giá, lãi suất sẽ được kiểm soát ổn định. Chủ động kiểm soát lạm phát ở mức 5%; bội chi ngân sách ở mức 5%, giảm 0,3% so với năm 2014. Xử lý hiệu quả hơn nợ công, không vượt trần quy định an toàn và trả nợ đúng hạn, đầy đủ theo kế hoạch.

Đại diện các nhà đầu tư châu Âu tặng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Sách Trắng về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam Ảnh: HOÀNG BẮC
Đại diện các nhà đầu tư châu Âu tặng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Sách Trắng về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam Ảnh: HOÀNG BẮC

“Tăng trưởng GDP năm nay đạt trên 5,9%. Năm 2015, Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 6,2% và Chính phủ cho rằng đó là mục tiêu khả thi, đồng thời đã đưa ra kế hoạch tăng trưởng 6,5%-7%/năm cho giai đoạn 2016-2020” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.

Các giải pháp đồng bộ tiếp theo là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Tập trung thực hiện 3 khâu đột phá gồm tái cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng có kết quả cao hơn; tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng, khắc phục và giảm nhanh nợ xấu còn 3% vào năm 2015; cải cách DN nhà nước không chỉ ở việc cổ phần hóa số lượng lớn DN mà còn giảm mạnh tỉ lệ vốn nhà nước nắm giữ. Ngoài ra, Chính phủ đẩy mạnh phòng chống tham nhũng thông qua việc hoàn thiện kinh tế thị trường, công khai minh bạch trong quản lý tài sản, tài chính ngân sách, cải cách thủ tục hành chính...

Năng suất lao động thấp đe dọa tăng trưởng

Ông Gaurav Gupta, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham), nhận định Việt Nam đang có cơ hội đón sự dịch chuyển của các nhà đầu tư nước ngoài rời bỏ Trung Quốc do tăng chi phí lao động nhưng năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% năng suất lao động bình quân của Trung Quốc. “Thách thức về năng suất lao động cùng với sự phát triển chậm chạp của lực lượng lao động lành nghề có thể đe dọa đến sự tăng trưởng liên tục của Việt Nam” - ông  Gaurav Gupta nói.

AmCham nêu nghịch lý trong môi trường kinh doanh Việt Nam hiện nay là các công ty, nhà đầu tư có tính tuân thủ pháp luật cao rất khó để thành công. Mặc dù nhiều thành viên AmCham ngày càng lạc quan về triển vọng kinh doanh ở Việt Nam nên đã tăng vốn đầu tư nhưng không hiện thực hóa được ý định đầu tư vì phải đối phó với thách thức về tham nhũng, hạn chế nguồn nhân lực, quy trình cấp phép, môi trường pháp lý chưa rõ ràng.

Để phòng chống tham nhũng hiệu quả, bà Virginia Foote, đồng chủ tịch VBF 2014, khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường giao dịch không dùng tiền mặt. Nhiều nước trên thế giới đã đạt mức 80% giao dịch không dùng tiền mặt trong khi Việt Nam chỉ đạt 3%. 

Người lao động

© 2021 FAP
  3,175,021       2/1,187