Công nghệ thông tin

Mạnh tay với Nhà nước Hồi giáo

Mỹ đang vận động các “đại gia” Trung Đông tham gia chống IS nhưng loại trừ hẳn khả năng hợp tác quân sự với Iran

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh NATO tại Xứ Wales - Vương quốc Anh hôm 5-9, Tổng thống Mỹ Obama cho biết một “liên minh nòng cốt” đã được thành lập, sẵn sàng đối đầu với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bằng sức mạnh quân sự, tình báo và luật pháp cũng như bằng nỗ lực ngoại giao.

Không dùng bộ binh

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết nhóm nòng cốt này gồm Mỹ và các đồng minh NATO (Anh, Úc, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ). Hiện chưa rõ quy mô hoạt động của liên minh.

Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tận dụng các cuộc họp tại hội nghị để vận động thêm nhiều nước tham gia liên minh nhưng loại trừ khả năng sử dụng bộ binh. Washington hy vọng các đồng minh sẽ phát triển một chiến lược toàn diện chống IS kịp cho phiên họp hằng năm của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong tháng 9 tại New York - Mỹ.

Nhà nước Hồi giáo biểu dương lực lượng trên đường phố ở Raqqa, Bắc Syria hồi tháng 6-2014Ảnh: AP

Nhà nước Hồi giáo biểu dương lực lượng trên đường phố ở Raqqa, Bắc Syria hồi tháng 6-2014

Ảnh: AP

Tổng thống Obama nhận định Trung Đông đóng vai trò quan trọng trong mặt trận loại bỏ IS và đó là lý do các “đại gia” khu vực như Ả Rập Saudi, Qatar, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang được mời gọi, theo báo Mainichi (Nhật Bản). Dù vậy, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định không có kế hoạch hợp tác quân sự với Iran.

Trong dự định tập hợp liên minh, Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là “cầu nối giữa châu Âu, Trung Đông và IS” nhưng Reuters nhận định nước này không đóng một vai trò công khai. Nguyên nhân là do vẫn còn khoảng 46 công dân Thổ Nhĩ Kỳ bị IS bắt làm con tin, bao gồm cả các nhà ngoại giao ở lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Mosul khi IS tràn qua thành phố lớn thứ hai của Iraq hồi tháng 6.

IS mở rộng địa bàn

Theo Reuters, tham vọng vẽ lại bản đồ Trung Đông của IS đang được nhóm này đẩy mạnh khi đứng ra huấn luyện cho Ansar Bayt al-Maqdis (Người ủng hộ Jerusalem), nhóm chiến binh Hồi giáo nguy hiểm nhất của Ai Cập.

Một chỉ huy cấp cao của Ansar Bayt al-Maqdis, có căn cứ tại bán đảo Sinai, tuyên bố IS đã hướng dẫn nhiều chiêu thức để cải thiện hiệu quả hoạt động. “Chúng tôi liên lạc qua internet. Dù không cung cấp vũ khí hay nhân lực, họ chỉ vẽ chúng tôi phải hoạt động thế nào. Từ đó, chúng tôi thành lập nhiều nhóm bí mật, mỗi nhóm gồm 5 thành viên và chỉ có 1 người giữ liên lạc với những nhóm khác” - viên chỉ huy tiết lộ.

Thông tin nêu trên là hồi chuông báo động đối với Cairo và làm phức tạp thêm nỗ lực ổn định ở quốc gia Ả Rập lớn nhất này.

Các nhà chức trách Ai Cập vốn đau đầu với các nhóm vũ trang trong nước nay lại phải đối phó Ansar Bayt al-Maqdis. Nhóm này bị cho là lấy cảm hứng giết người từ IS, trong đó có các phương thức chặt đầu và hành quyết tập thể. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi cũng bày tỏ lo ngại về sự bành trướng của Ansar Bayt al-Maqdis qua biên giới Lybia.

Somalia sợ bị ​trả đũa

Chính phủ Somalia ngày 6-9 cảnh báo nhóm vũ trang al-Shabaab, có liên hệ với Al-Qaeda, đã lên kế hoạch hàng loạt cuộc tấn công trả đũa sau khi Mỹ xác nhận tiêu diệt được một thủ lĩnh hàng đầu của nhóm này trong cuộc không kích hồi đầu tuần. “Chúng tôi xác nhận Ahmed Godane, một trong những nhân vật thành lập al-Shabaab, đã bị tiêu diệt” - Reuters dẫn lời Chuẩn đô đốc John Kirby, thư ký báo chí của Lầu Năm Góc.

Theo thông tin do các cơ quan an ninh Somalia thu thập được, al-Shabaab dự tính tấn công các cơ sở y tế, trung tâm giáo dục và nhiều cơ quan chính phủ. “Các lực lượng an ninh đã sẵn sàng ứng phó và chúng tôi kêu gọi mọi người giúp đỡ chống lại các hành động bạo lực” - Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia Somalia Kalif Ahmed Ereg nói.

Người lao động

Iran, Barack Obama, Ai Cập, NATO, Liên Hiệp Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Lầu Năm Góc, Somalia, Ả Rập Saudi, Hội nghị thượng đỉnh NATO, John Kerry, Chuck Hagel, a


© 2021 FAP
  3,220,661       13/948