Công nghệ thông tin

Nâng chất cơ sở dạy nghề của tổ chức Công đoàn

(NLĐO) - Cả nước phấn đấu đến năm 2020 có 25% trường cao đẳng nghề, 45% trường trung cấp nghề và 30% trung tâm dạy nghề trực thuộc sự quản lý của các cấp CĐ. Các cơ sở dạy nghề nói trên phải đủ năng lực thực hiện đào tạo nghề cho khoảng 500.000 người.

Thủ tướng vừa ban hành Quyết định 1269/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề của tổ chức Công đoàn (CĐ) đến năm 2020”. Theo đó, cả nước phấn đấu đến năm 2020 có 25% trường cao đẳng nghề (CĐN), 45% trường trung cấp nghề (TCN) và 30% trung tâm dạy nghề trực thuộc sự quản lý của các cấp CĐ. Các cơ sở dạy nghề nói trên phải đủ năng lực thực hiện đào tạo nghề cho khoảng 500.000 người. Trong đó, học viên có trình độ CĐN chiếm khoảng 5%; TCN chiếm khoảng 20%; sơ cấp nghề chiếm 35%. Ngoài ra, 70% người lao động sau khi qua đào tạo phải có việc làm với mức thu nhập ổn định.

Để thực hiện mục tiêu trên, Thủ tướng yêu cầu tổ chức CĐ, các ban ngành liên quan và trường nghề tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động đào tạo. Cơ sở dạy nghề phải bảo đảm tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề theo quy định cho việc dạy các nghề trọng điểm quốc gia hoặc các quy định tối thiểu của Bộ LĐ - TB - XH.

Sinh viên trường nghề thực hành với nhiều trang thiết bị hiện đại (Ảnh minh họa, chụp tại Trường Cao đẳng Nghề TP HCM)

Sinh viên trường nghề trong giờ thực hành 

Cũng theo quyết định này, trường nghề cần có chính sách ưu đãi cụ thể để thu hút, khuyến khích phát triển cán bộ, giảng viên, giáo viên dạy nghề để bảo đảm số lượng biên chế cơ hữu; bồi dưỡng nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của cán bộ quản lý dạy nghề. Ngoài ra, việc chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy nghề tương ứng với tiêu chuẩn, yêu cầu của việc dạy từng nghề cụ thể trong đó có các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và thế giới cũng cần được chú trọng.Các cơ sở dạy nghề từng bước tính đủ chi phí đào tạo nghề theo lộ trình của Nhà nước; huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư vào các cơ sở dạy nghề nhằm bảo đảm yêu cầu số lượng, chất lượng dạy nghề của thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở dạy nghề được tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, tài trợ của các tổ chức quốc tế.

Từ nay đến năm 2020, cả nước phấn đấu có ít nhất 1 trường CĐN do tổ chức CĐ quản lý trở thành trường nghề chất lượng cao, đủ năng lực đào tạo một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới.

Người lao động

vốn đầu tư, đào tạo nghề, Thủ tướng Chính phủ, tổ chức Công đoàn, thị trường lao động, người lao động, Phát triển kinh tế, tạo điều kiện, thu nhập ổn


© 2021 FAP
  3,252,179       6/1,511