Thể thao

Chuyện bình thường, nhưng…...

Với sân chơi trẻ không thể lấy thành tích ở giải đấu trước làm thước đo cho giải sau, bởi sau 2 năm là một lứa cầu thủ hoàn toàn mới. Ngay trên đỉnh cao bóng đá thế giới, để xuất hiện một vị vua mới cần đến cả một thế hệ: 20 năm sau Pele, Maradona mới sinh ra và phải 27 năm nữa Messi mới cất tiếng khóc chào đời…

Với sân chơi trẻ không thể lấy thành tích ở giải đấu trước làm thước đo cho giải sau, bởi sau 2 năm là một lứa cầu thủ hoàn toàn mới. Ngay trên đỉnh cao bóng đá thế giới, để xuất hiện một vị vua mới cần đến cả một thế hệ: 20 năm sau Pele, Maradona mới sinh ra và phải 27 năm nữa Messi mới cất tiếng khóc chào đời…

Ngẫu nhiên chăng khi toàn bộ thành công của bóng đá Việt Nam từ năm 2016 đến giờ đều gắn liền với sự trưởng thành của lứa Quang Hải và các đồng đội?
Ngẫu nhiên chăng khi toàn bộ thành công của bóng đá Việt Nam từ năm 2016 đến giờ đều gắn liền với sự trưởng thành của lứa Quang Hải và các đồng đội?

Với bóng đá Việt Nam, sau lứa “cầu thủ vàng” đời đầu mà 2 đại diện tiêu biểu là Huỳnh Đức và Hồng Sơn, phải hơn 12 năm sau mới có Phạm Văn Quyến và cũng chừng ấy thời gian đến lứa Công Phượng, Quang Hải. Từ lần đầu tiên trong lịch sử vào bán kết châu Á của U.16 Việt Nam với Quyến “béo” đến lập lại kỳ tích này ở Giải U.19 châu Á của Quang Hải là… 16 năm. 2 năm qua là thời vận: “thiên thần thoại” á quân U.23 châu Á 2018 và hạng 4 Asiad là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 lứa U.19 liên tiếp sinh năm 2014 và 2016, cùng một “ông thầy” đầy cơ duyên (cùng năm có đến 8 đội tuyển lọt vào vòng chung kết châu Á).

Nhưng như đã nói ở trên, bóng đá không phải là cỗ máy có thể rập khuôn ra những sản phẩm cùng chất lượng, nối tiếp nhau mà có tính chu kỳ phụ thuộc vào cả… hên, xui. Sau đỉnh cao 2016 trên đất Bahrain, vòng chung kết Giải U.19 châu Á 2018, HLV Hoàng Anh Tuấn và lứa học trò mới thua toàn tập cả 3 trận; còn ở khu vực Đông Nam Á đã 3 năm liên tục không qua nổi vòng bảng, mà “thất bại lịch sử” trước U.18 Campuchia ngay trên sân nhà vừa qua là “giọt nước tràn ly”. Có ý kiến cho rằng HLV người Khánh Hòa bỏ sót nhân tài khi đội vô địch U.17 quốc gia Thanh Hóa chỉ có một cầu thủ là hậu vệ được chọn, còn SLNA bị loại từ vòng bảng lại có tới 6 cầu thủ, Viettel hạng 3 có 5... Mỗi nhà cầm quân có triết lý dùng người riêng của mình, nhưng rõ ràng so với 3 năm trước ông Tuấn không có “bột” chất lượng bằng. U.18 Việt Nam hiện tại không có một cái tên nào đang chơi ở V.League, thậm chí hạng nhất. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi kinh nghiệm trận mạc, tâm lý đều rất kém.

Trong khi đó, chính thành công của Việt Nam lại là động lực để các đối thủ trong khu vực quyết tâm đầu tư mạnh mẽ cho bóng đá trẻ. Điển hình là Malaysia, đội U.15 của họ thắng cả Việt Nam và Thái Lan để lên ngôi vô địch; còn ở Giải U.18 là đội duy nhất đánh bại được Australia, thậm chí đến 3-0 và chỉ chịu thua lại khít khao 0-1 ở trận chung kết. Không chỉ Malaysia mà ở hai sân chơi trẻ vừa qua, Indonesia (đều hạng 3) và Myanmar, thậm chí cả Campuchia, Timor Leste cũng có bước tiến rất lớn.

Sau kỳ tích ở vòng chung kết Giải U.19 châu Á 2016 đã có nhắc nhở đó chỉ là hiện tượng chứ chưa phải bản chất và sự thụt lùi của 2 đội tuyển trẻ U.15, U.18 trong 2 năm qua chứng minh điều đó. Dường như tất cả chúng ta đã quá say sưa với những thành công mà quên đi khoảng trống sau lưng. Sự trồi sụt thất thường của bóng đá trẻ là bình thường, nhưng vì sao không có được tính bền vững lại là câu chuyện khác.

Đông Kha

Bài 4: “Ngọc bất trác bất thành khí”

Đồng Nai

© 2021 FAP
  1,154,123       1/259