Xã hội

Tiếp tục triển khai chặt chẽ Đề án Sữa học đường

(ĐN)- Như tin đã đưa, sáng nay 14-3, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch HĐND tỉnh dẫn đầu đã có buổi làm việc với Sở GD-ĐT về Đề án sữa học đường đang được triển khai trên địa bàn tỉnh.

(ĐN)- Như tin đã đưa, sáng nay 14-3, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch HĐND tỉnh dẫn đầu đã có buổi làm việc với Sở GD-ĐT về Đề án sữa học đường đang được triển khai trên địa bàn tỉnh.

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát
Ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát

Tại buổi làm việc, đại diện Sở GD-ĐT đã báo cáo tình hình triển khai Đề án sữa học đường trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là sau vụ học sinh hai trường: Tiểu học Phạm Văn Đồng và Mầm non Phú Lộc trên địa bàn xã Phú Lộc (huyện Tân Phú) có những biểu hiện phản ứng như: ói, chóng mặt, nhức đầu...sau khi dùng sữa vào sáng 2-3.

Bà Trương Thị Kim Huệ, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết: "Đề án sữa học đường hiện đang cung cấp cho 244.327 học sinh trong toàn tỉnh và đây là lần đầu tiên có 72 học sinh có biểu hiện sức khỏe sau khi dùng sữa".

Bà Huỳnh Lệ Giang, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, ngay khi xảy ra hiện tượng học sinh tại hai trường nói trên bị ói, chóng mặt, nhức đầu..., Sở đã chỉ đạo Phòng GD-ĐT huyện Tân Phú đưa học sinh tới bệnh viện cấp cứu, đồng thời Trung tâm y tế dự phòng huyện Tân Phú cũng đã lấy mẫu sữa gửi lên Trung tâm y tế dự phòng tỉnh để kiểm nghiệm tìm nguyên nhân. 

Đề án sữa học đường được triển khai trong toàn tỉnh, nhưng chỉ có 2 trường của huyện Tân Phú có học sinh có các biểu hiện phản ứng với sữa. Ngày xảy ra hiện tượng nói trên cũng là ngày đầu tiên thay đổi loại sữa mới cho học sinh (chuyển từ sữa tiệt trùng sang sữa tươi với hàm lượng dinh dưỡng cao hơn).

Bà Huỳnh Lệ Giang cho biết thêm, nhiều em nhập viện còn do bị ảnh hưởng tâm lý đám đông từ các học sinh khác trong lớp. Riêng mẫu sữa do Trung tâm y tế dự phòng huyện Tân Phú lấy và gửi lên Trung tâm y tế tỉnh để kiểm nghiệm cho kết quả đạt chuẩn và đây không phải là vụ ngộ độc sữa, mà do học sinh bị hội chứng kích thích dạ dày đường ruột với sữa tươi. 

Đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) cho biết, hiện còn một mẫu kiểm định sữa nữa do chi cục cử cán bộ trực tiếp lấy tại hai trường nói trên đang tiến hành kiểm định, phải thêm vài ngày nữa mới cho kết quả.

Tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn giám sát cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi đối với Sở GD-ĐT và Sở Y tế xung quanh các vấn đề, như: việc thay đổi loại sữa tiệt trùng sang sữa tươi có được thông báo với các trường hay không; giá thành loại sữa tươi thay đổi như thế nào so với loại sữa tiệt trùng trước đây; việc thay đổi này có làm tăng chi ngân sách của tỉnh cho đề án và mức đóng góp của phụ huynh hay không; việc lấy mẫu sữa dùng cho học sinh 2 trường nói trên uống khi xảy ra sự cố và lấy mẫu bệnh phẩm của học sinh đưa đi kiểm nghiệm như thế nào...

Đại diện đoàn giám sát cho biết, đây là một đề án lớn do HĐND tỉnh ban hành, do đó mọi sự thay đổi, điều chỉnh trong quá trình thực hiện đều phải được báo cáo kịp thời với HĐND tỉnh. Theo Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Ngọc Tuấn, Sữa học đường là một đề án được ngân sách chi rất lớn nhằm nâng cao tầm vóc, sức khỏe và trí tuệ của trẻ em trong tỉnh. Do vậy, quy trình thực hiện cần phải chặt chẽ, từ cung cấp, bảo quản, đến việc cho học sinh uống sữa, vì sức khỏe của học sinh là quan trọng nhất.

Ông Tuấn đề nghị Sở GD-ĐT cần phải triển khai chặt chẽ đề án, tránh để xảy ra trường hợp tương tự, gây hoang mang, lo lắng cho phụ huynh.

Công Nghĩa

Đồng Nai

© 2021 FAP
  65,970,463       3/869