Văn hóa

Đọc gì trên Văn nghệ Đồng Nai số 32?

Văn nghệ Đồng Nai số 32 (tháng 7 và 8 năm 2019) tập trung bài vở hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Hội Văn học - nghệ thuật Đồng Nai (1979-2019) và kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2019).

Văn nghệ Đồng Nai số 32 (tháng 7 và 8 năm 2019) tập trung bài vở hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Hội Văn học - nghệ thuật Đồng Nai (1979-2019) và kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2019).

Ở mục hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai, nhà văn Khôi Vũ đã cho bạn đọc biết đến một nhà văn nổi tiếng của xứ “Đồng Nai khoai củ” là cố nhà văn Lý Văn Sâm qua đoạn trích tiểu thuyết Khách của quê nhau rún ở một góc nhìn hoàn toàn khác những bài nghiên cứu được biết trước đây. Cũng ở chuyên mục này, bạn đọc được biết đến một nhóm Sáng tác trẻ qua bài viết Có một ngôi nhà mang tên Sáng tác trẻ của cây bút trẻ Lê Phan Hiếu Anh. Đặc biệt ở mục này giới thiệu bài thơ hay của nhà thơ Lê Thanh Xuân: Buổi sáng ở Hội Văn nghệ.

Mục kỷ niệm Ngày Thương binh - liệt sĩ 27-7 giới thiệu đoạn trích hồi ký Một thuở Trường Sơn của tác giả Lê Liên, chùm thơ của các tác giả Lê Đăng Kháng, Nguyễn Thị Phấn, Hồng Phương, Lê Cẩm Lynh.

Ở mục Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác giả Lê Hương Thơm gửi đến bạn đọc bài viết về ông chủ của Công ty TNHH Thanh Bình, người được mệnh danh là “Vua heo” của Đồng Nai.

Ngoài ra, ở phần sáng tác, trao đổi, giới thiệu, có truyện ngắn Ruộng lên đời của nhà văn Nguyễn Trí; Người kẻ chợ của Nguyễn Minh Đức; bút ký Hai câu chuyện, hai lời khuyên và một kết quả của Đàm Chu Văn; chùm thơ của các nhà thơ Văn Công Hùng, Nguyễn Đức Phước, Đỗ Minh Dương, Đào Nguyên Thảo, Minh Hạ, Hoàng Đình Nguyễn, Nguyễn Hoài Nhơn, Thanh Bình, Đào Trọng Thử, Hoàng Văn Thống, Nguyễn Xuân Từng, Trần Thị Bảo Thư… Cũng trong số này, Văn nghệ Đồng Nai giới thiệu hội viên trẻ Lê Sỹ Tùng với những bài thơ tình tâm đắc của anh.

Chùm ca khúc của các tác giả Trần Viết Bính, Đoàn Quang Trung, Cẩm Nhung cũng là những sáng tác đáng chú ý của số này.

Truyện ngắn Hiệu cầm đồ của An Lâm ở mục Văn nghệ khắp nơi và bài viết Nơi sóng bào vách đá… của nhạc sĩ Cao Hồng Sơn ở mục Chuyện đời chuyện nghề là hai tác phẩm kết ấn tượng của Văn nghệ Đồng Nai số 32.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

         Ngô Hường

Đồng Nai

© 2021 FAP
  671,123       1/871