Hà Hương phong nguyệt của tác giả Lê Hoằng Mưu được xem là tiểu thuyết chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta nhưng từng bị chính quyền thực dân Pháp tịch thu tiêu hủy. Mất hơn 10 năm truy tìm, tiến sĩ văn chương Võ Văn Nhơn (Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đã cho xuất bản trở lại tiểu thuyết này.
Hà Hương phong nguyệt của tác giả Lê Hoằng Mưu được xem là tiểu thuyết chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta nhưng từng bị chính quyền thực dân Pháp tịch thu tiêu hủy. Mất hơn 10 năm truy tìm, tiến sĩ văn chương Võ Văn Nhơn (Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đã cho xuất bản trở lại tiểu thuyết này.
Theo nhà nghiên cứu Lê Minh Quốc: “Cuộc bút chiến nổ ra từ bài báo Dâm thơ đăng trên tờ Công luận báo (số 36, ngày 18 Septembre 1923) của Nguyễn Háo Đàng. Sau đó, nhiều nhà báo vào cuộc, có ý kiến tranh luận gay gắt khác nhau. Chẳng hạn, Công luận báo (số 41, ngày 5-10-1923), nhà báo Cao Hải Để nặng lời: “Tên Lê Hoằng Mưu là một tên tội nhơn lớn nhất trong xã hội An Nam ở Nam kỳ ngày nay và trong hồi sẽ đến…, làm cho phong hóa nước nhà trở nên suy đồi, tội viết sách phong tình rất đê tiện rồi ấn hành mà rải bán trong dân gian gợi cái tính xác thịt của loài rời gia đình, tội làm cho dân trong nước trở nên đê tiện hèn yếu…, còn sách phong tình đê tiện của nó thì rải đi khắp dân gian làm cho đờn bà con gái phải hư, rồi những đờn bà sanh con đẻ cháu ra phải hư nữa…, bán hồi sinh linh muôn kiếp để nuôi thân đê tiện…, phải bỏ tên Lê Hoằng Mưu ra khỏi làng báo”.
Việc Hà Hương phong nguyệt được in trở lại thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu vì nhiều lý do. Vì đây là tác phẩm từng bị đánh giá viết về tình dục, dâm thư, đồi bại, làm phương hại cho đạo đức, thuần phong mỹ tục trái với quan niệm đương thời; và đã tạo ra cuộc bút chiến dữ dội trong thập niên 1920; do áp lực từ công luận, nhà cầm quyền thuộc địa phải ra lệnh tịch thu, tiêu hủy. Và hơn cả thế, sự ra đời của Hà Hương phong nguyệt đã khiến nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy cho rằng: “Việc cuốn tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt được in lại đáng là một sự kiện. Cuốn sách này, chúng ta tưởng đã tuyệt bản sau 98 năm bị chánh quyền thực dân tiêu hủy. Và cũng gần bằng ấy thời gian, văn học sử Việt vẫn còn những trang trắng về thời kỳ chữ quốc ngữ cuối thế kỷ 19 và 2 thập niên đầu thế kỷ 20. Việc Hà Hương xuất hiện trở lại góp mặt vào đời sống văn học của cả nước đánh dấu một bước đi đáng kể. Nó cũng sẽ cùng với Thầy lazaro Phiền
điền vào những trang trống mà lịch sử văn học chữ quốc ngữ còn thiếu”.
Theo TS.Võ Văn Nhơn: “Hà Hương phong nguyệt đầu tiên được đăng trên báo Nông cổ mín đàm từ số 19, ngày 20-7-1912 với nhan đề Truyện nàng Hà Hương đến số 53, ngày 29-5-1915 (chưa kết thúc). Năm 1914, tác phẩm này được nhà in Saigonnaise L. Royer xuất bản với tên là Hà Hương phong nguyệt truyện (6 tập). Văn bản Hà Hương phong nguyệt trong quyển sách tái bản lần này được chia thành 3 phần, phần 1 là bản in trên Nông cổ mín đàm năm 1912, phần 3 là bản in trên Nông cổ mín đàm năm 1915. Sở dĩ chúng tôi giới thiệu 2 phần này thay bản in sách vì đây là bản được công bố đầu tiên từ năm 1912, có giá trị khác với bản in sách từ năm 1914. Bản này có lối hành văn hiện đại hơn so với bản in sách (có lẽ do chiều theo thị hiếu của độc giả lúc đó nên khi tập hợp phần đã in feuilleton trên báo lại để in sách, Lê Hoằng Mưu đã chuốt gọt lại khá nhiều theo lối văn vần mang nhiều nhạc điệu hơn).
Hòa An