Với nhịp sống ngày càng năng động, hối hả như hiện nay, việc sử dụng điện thoại di động đồng thời với điều khiển xe gắn máy gần như trở thành thói quen của nhiều người. Điều này tiềm ẩn những rủi ro dẫn đến va quẹt, tai nạn giao thông.
Người điều khiển xe máy cần nâng cao ý thức, tập trung điều khiển phương tiện khi tham gia thông để chủ động quan sát, xử lý tình huống. |
Việc vừa điều khiển xe gắn máy, vừa sử dụng điện thoại di động sẽ khiến người điều khiển mất tập trung khi lái xe, đồng thời không thể phản ứng khi gặp những tình huống bất ngờ. Hơn thế nữa, đã có trường hợp vì mải mê nghe điện thoại mà qua đường thiếu quan sát, chuyển hướng không báo hiệu, đèn đỏ quên dừng lại… gây bất bình cho những phương tiện cùng lưu thông, thậm chí xảy ra tai nạn.
Một trường hợp sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe máy lưu thông trên đường Nguyễn Ái Quốc (TP.Biên Hòa). |
Tương tự, trên đường Phạm Văn Thuận (TP.Biên Hòa) tình trạng sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe máy cũng diễn ra khá thường xuyên. |
Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định người điều khiển xe mô tô, gắn máy (kể cả xe điện) xe tương tự mô tô sẽ bị phạt tiền từ 100-200 ngàn đồng khi sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) lúc đang điều khiển xe lưu thông.
Một người vừa sử dụng điện thoại vừa lái xe máy trên đường Đồng Khởi (TP.Biên Hòa).(Ảnh chụp vào ngày 11-3-2018) |
Theo ghi nhận, tình trạng sử dụng điện thoại di động đồng thời với điều khiển xe gắn máy diễn ra khá thường xuyên ở những tuyến đường nội ô có mật độ các phương tiện lưu thông cao của TP.Biên Hòa. Do đó, cơ quan chức năng cần có những biện pháp tăng cường xử phạt những trường hợp vi phạm, tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức, chủ động dừng xe lại ở vị trí an toàn khi muốn sử dụng điện thoại di động để đảm bảo an toàn cho mình và người khác khi tham gia giao thông.
Lam Phương