Văn hóa

Sách mới nhưng tên cũ: "Của chùa" xài mãi!

Tác phẩm Tâm hồn cao thượng in tại Việt Nam năm 1948 qua bản dịch của Hà Mai Anh trở thành sách gối đầu giường của nhiều thế hệ. Cuốn sách này vừa được First News in lại và được cho là đầy đủ nhất so với nguyên tác tiếng Ý của nhà văn Edmondo De Amicis.

Tác phẩm Tâm hồn cao thượng in tại Việt Nam năm 1948 qua bản dịch của Hà Mai Anh trở thành sách gối đầu giường của nhiều thế hệ. Cuốn sách này vừa được First News in lại và được cho là đầy đủ nhất so với nguyên tác tiếng Ý của nhà văn Edmondo De Amicis.

Hai cuốn sách được First News dịch lại nội dung mới nhưng tên sách vẫn của dịch giả Nguyễn Hiến Lê từ 50 năm trước.
Hai cuốn sách được First News dịch lại nội dung mới nhưng tên sách vẫn của dịch giả Nguyễn Hiến Lê từ 50 năm trước.

Thế nhưng, nếu đã dịch lại “đầy đủ nhất” so với nguyên tác có tên Cuore -  nghĩa là Trái tim thì cuốn sách này của Edmondo De Amicis sao lại có tên Tâm hồn cao thượng? Và nếu đã là Tâm hồn cao thượng sao lại không có tên dịch giả Hà Mai Anh cho bản in này do First News ấn hành?

Rõ ràng, tên sách nếu đúng là Trái tim thì rất xa lạ với người đọc Việt Nam so với Tâm hồn cao thượng. Mà, để người đọc chú ý đến và nhớ đến một cuốn sách rồi tìm mua cần thời gian cũng như tốn công của để PR cho sách. Tâm hồn cao thượng của Hà Mai Anh như món ăn dọn sẵn, còn người làm sách chỉ việc ngồi vào… xơi.

Đây không phải lần đầu First News tuyên bố làm mới những cuốn sách đã quá quen thuộc với người Việt. Nhưng cái mới của First News có chăng là làm bìa mới và nội dung được dịch mới, còn nội dung có hay bằng hoặc hay hơn các bản dịch cũ hay không lại là chuyện khác.

Dịch sách, tức là công việc của dịch giả, không đơn thuần là công việc chuyển nội dung từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Lâu nay, những dịch giả thành danh với những bản dịch thành công thường là một nhà ngôn ngữ, nhà văn hóa… kiêm một nhà văn.

Xin dẫn chứng, năm 2008 First News tuyên bố mua bản quyền nguyên tác Đắc nhân tâm Quẳng gánh lo đi và vui sống từ một tập đoàn xuất bản ở Mỹ. Nguyên tác của 2 cuốn này có tên tiếng Anh: How to win friends & influence peopleHow to stop worrying and start living của tác giả Dale Carnegie. Cái tên tiếng Anh nghe lạ vậy, còn tên tiếng Việt lại rất quen thuộc với độc giả Việt Nam từ 50 năm nay qua bản dịch của học giả quá cố Nguyễn Hiến Lê: Đắc nhân tâmQuẳng gánh lo đi và vui sống.

Bản dịch Tâm hồn cao thượng mới in nhưng tên sách của dịch giả Hà Mai Anh từ năm 1948.
Bản dịch Tâm hồn cao thượng mới in nhưng tên sách của dịch giả Hà Mai Anh từ năm 1948.

Lần này với Tâm hồn cao thượng của Hà Mai Anh và lần trước là Đắc nhân tâmQuẳng gánh lo đi và vui sống của Nguyễn Hiến Lê, có thể khẳng định First News đã “tích cực cầm nhầm” chất xám của 2 vị dịch giả này; nếu xem tên tác phẩm cũng là công sức và trí tuệ sáng tạo của dịch giả. Vậy nhưng, tên dịch giả Hà Mai Anh, Nguyễn Hiến Lê không hề được nhắc đến một dòng nào trong các cuốn sách này, dù tên sách là do 2 vị này đặt.

Giới cầm bút đánh giá, các dịch giả Hà Mai Anh, Nguyễn Hiến Lê khi dịch một tác phẩm nước ngoài sang tiếng Việt, các ông thường chú trọng và chủ động chọn những trang sách phù hợp với văn hóa của người Việt, chứ không phải “bê nguyên” từ sách gốc. Vậy nên, cái gọi là dịch “đầy đủ nhất” từ nguyên tác, nghe ra cũng hay nếu dùng tên mới, chứ lập lờ tên cũ nhưng nội dung mới, thì các dịch giả đã quá cố như Nguyễn Hiến Lê, Hà Mai Anh ở nơi suối vàng cũng khó ngậm cười.

Sự tự trọng của các dịch giả luôn luôn có, vì dịch giả là người “đồng hành sáng tạo” với tác giả trong việc phổ biến tác phẩm có giá trị ra ngôn ngữ khác. Ví dụ, nhà báo Chánh Trinh với bút danh Trung Dũng đã dịch từ bản tiếng Pháp Les Oiseaux Qui Se Cachent Pour Mourir với tựa đề Những con chim ẩn mình chờ chết thì bản dịch từ tiếng Nga của Phạm Mạnh Hùng với tựa sách Tiếng chim hót trong bụi mận gai. Tiếng chim hót trong bụi mận gai hay Những con chim ẩn mình chờ chết đều xuất phát từ nguyên tác The Thorn Birds của nữ nhà văn Colleen McCullough.

Và có lẽ, người đọc khi cầm những cuốn sách được cho là “làm mới” này với tên sách quen thuộc cũng sẽ không vui, ít nhất là có cảm giác bị… lừa. Và, tên sách đâu phải “của chùa” mà xài mãi!

Hòa An

Đồng Nai

© 2021 FAP
  585,904       1/1,143