Kinh tế

"Vỡ trận" quy hoạch sản xuất nông nghiệp?

Nhằm bảo đảm phát triển ổn định, bền vững, nhiều năm trước, Chính phủ đã ban hành "Quy hoạch các ngành hàng nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Từ cuối năm 2014, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Nhằm bảo đảm phát triển ổn định, bền vững, nhiều năm trước, Chính phủ đã ban hành “Quy hoạch các ngành hàng nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Từ cuối năm 2014, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Nông dân Tân Triều (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu) thu hoạch bưởi.
Nông dân Tân Triều (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu) thu hoạch bưởi.

Nhưng thực tế, bao năm qua nông nghiệp Việt Nam vẫn tuần hoàn theo vòng luẩn quẩn được mùa mất giá, trồng chặt - chặt trồng do hệ lụy của việc phá rào quy hoạch trong trồng trọt, chăn nuôi.

* Tăng trưởng “nóng”

Theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, về quy mô diện tích của những cây trồng chủ lực, như: hồ tiêu đạt từ 9-10 ngàn hécta; cây điều từ 35-35,5 ngàn hécta; cà phê từ 21-22 ngàn hécta; cây ăn quả phát triển được khoảng 47 ngàn hécta. Về chăn nuôi, tổng đàn heo đạt 2,2 triệu con, tổng đàn gà đạt 13 triệu con.

Tuy nhiên, rất nhiều sản phẩm nông nghiệp đang tăng trưởng nóng với nhiều hệ lụy khó lường. Trong đó, cây hồ tiêu đang thuộc tốp đầu tăng trưởng nóng. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, diện tích trồng tiêu của Đồng Nai đạt trên 17 ngàn hécta, vượt gần gấp đôi so với quy hoạch đề ra. Câu chuyện mang tính thời sự nhất hiện nay là tình trạng hồ tiêu rớt giá, tồn hàng. Hiện giá hồ tiêu chỉ còn hơn 60 ngàn đồng/kg, giảm gần 2/3 so với thời điểm tiêu đạt giá tốt và đây có thể chưa là mức giá chạm đáy vì thị trường hồ tiêu vẫn đang trong tình trạng cung vượt cao hơn rất nhiều so với nhu cầu tiêu thụ.

Gần 1 năm qua, cả nước đã phải triển khai hàng loạt chương trình giải cứu heo cũng vì nguyên nhân khủng hoảng thừa do tình trạng tăng đàn quá nóng. Trong đó, Đồng Nai thuộc tốp đầu tăng trưởng nóng về con heo. Cụ thể, đầu năm 2017 tổng đàn heo của Đồng Nai đã đạt con số trên 2 triệu con theo quy hoạch đến năm 2020. Tổng đàn gà hiện cũng vượt hàng triệu con so với quy hoạch đề ra. Hệ lụy là hàng loạt trại chăn nuôi phá sản. 

* Vẫn sản xuất tự phát

Điều đáng báo động là sau hàng loạt cơn khủng hoảng thừa, nông dân vẫn trong vòng luẩn quẩn trồng chặt - chặt trồng. Từ vài năm trước, cơn sốt giá tiêu đã khiến nhiều nông dân chặt bỏ cây điều, cà phê... sang trồng tiêu. Thì nay, nhiều nông dân lại chọn chặt tiêu sang trồng cà phê và cây có múi. Ông Trần A Sách, nông dân tại xã Bàu Hàm (huyện Trảng Bom), cho biết: “Gần đây, nông dân ở vùng này đua nhau chặt tiêu do giá tiêu quá thấp, thu không đủ bù chi. Theo đó, nông dân không mặn mà chăm sóc khiến dịch bệnh lan rộng trên cây trồng này. Chặt bỏ cây tiêu, nông dân quay trở lại trồng cây cà phê và một số cây trồng mà nhiều năm trước đây đã chặt bỏ”.

Đây không phải là câu chuyện cá biệt vì tại nhiều địa phương của Đồng Nai, nông dân cũng đang chặt tiêu, chặt điều, chặt xoài để chuyển sang những cây trồng khác cho lợi nhuận cao hơn. Trong đó, cây có múi đang được nhiều nông dân ưu tiên lựa chọn. Hiện diện tích cây có múi của Đồng Nai đã tăng lên nhanh chóng đạt gần 6 ngàn hécta và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đầu tư phát triển dù đã có những cảnh báo về rủi ro cho đầu ra của cây trồng này. Ông Lưu Thiệu Tấn (xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu) chia sẻ: “Cuối năm vừa qua, giá cam, quýt giảm mạnh do mặt hàng này dội chợ vì nguồn cung quá dồi dào. Nguyên nhân vì vài năm trở lại đây, diện tích cây có múi tăng rất nhanh. Riêng gia đình tôi đã nhân rộng được 10 hécta cam, quýt. Dù thấy mọi người đầu tư trồng nhiều nhưng gia đình tôi vẫn quyết định đầu tư thêm 8 hécta bưởi da xanh vì đây vẫn là nhóm cây trồng cho lợi nhuận tốt”.

Bình Nguyên

Đồng Nai

© 2021 FAP
  4,016,273       1/888