Giáo dục

Bộ trưởng Giáo dục Singapore: 'Trường đại học đừng chạy theo bảng xếp hạng'

"Việc xếp hạng được thực hiện bởi các tổ chức tư nhân dựa trên những tiêu chí có thể không hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ của trường đại học", Bộ trường Giáo dục Singapore Ong Ye Kung giải thích.

Bộ trường Giáo dục Singapore Ong Ye Kung, trong bài phát biểu tại diễn đàn giáo dục do Straits Times tổ chức tại Đại học Quản lý Singapore vào 25/6, đã nhấn mạnh các trường đại học Singapore không nên tập trung theo đuổi vị trí xếp hạng cao mà cần đóng góp nhiều hơn vào việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Dưới đây là tóm tắt thông điệp của ngài Bộ trưởng gửi đến các đại học.

Bên cạnh giảng dạy, nghiên cứu, thúc đẩy việc khám phá và sáng tạo tri thức vẫn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hiệp hội các trường đại học (IHLs). Điều này đặc biệt có liên quan đến các trường đại học. Khả năng nghiên cứu mang tầm thế giới là điểm mấu chốt giúp Singapore đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế tri thức tiên tiến và một xã hội giàu tính văn hóa.

Ngày nay, nghiên cứu chiếm một phần quan trọng trong việc đánh giá xếp hạng quốc tế các trường đại học. Việc trường giành được thứ hạng tốt không phải là một điều xấu với sinh viên vì họ sẽ có ưu thế hơn khi tìm việc sau tốt nghiệp. Thứ hạng tốt cũng giúp các trường thu hút được nhiều nhân tài.

Sự tăng hạng của Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Đại học Công nghệ Nanyang và Đại học Quản lý Singapore là những thành tựu rất tự hào. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng việc xếp hạng, được thực hiện bởi các tổ chức tư nhân dựa trên những tiêu chí có thể không hoàn toàn phù hợp với các nhiệm vụ của IHLs và các trường đại học. Bảng xếp hạng đưa ra một thước đo về chất lượng của trường đại học nhưng lại không đánh giá đúng vai trò vô hình và quan trọng của IHLs trong việc định hình xã hội và nuôi dưỡng con người Singapore.

Các trường không nên theo đuổi vị trí xếp hạng một cách mù quáng và cũng nên khuyến khích phụ huynh và sinh viên không nên lao đầu vào theo đuổi điểm số.

Ở Singapore, mối nguy hiểm mà quốc gia này đang phải đối mặt không phải chỉ là trào lưu “UnCollege” (một trào lưu nhằm thay đổi quan niệm đại học là con đường duy nhất để thành công) mà còn là sự lệch lạc về quyền ưu tiên, các trường đại học đẳng cấp thế giới không thuộc về Singapore mà thuộc về thế giới.

Có một nhận thức rằng trường đại học Singapore chỉ tập trung vào xuất bản và nghiên cứu. Nhận thức sai lầm này cần sửa lại. Nếu các trường đại học chỉ tập trung vào nghiên cứu thì sẽ không có gì khác một trung tâm nghiên cứu.

Các trường đại học phải chứng minh được cách họ thực hiện đầy đủ tất cả nhiệm vụ cốt lõi mà ngài Bộ trưởng Ong đã đề cập trước đó, để truyền đạt kỹ năng, để tạo ra và chuyển giao tri thức và để hình thành, xác định xã hội. Do đó, hoạt động của các trường đại học phải thật sự đa dạng, không chỉ tập trung vào nghiên cứu và sáng tạo tri thức. Một số trường sẽ nhấn mạnh đến giảng dạy và phát triển kỹ năng làm chủ trong sinh viên.

Những trường khác sẽ tự hào về phương pháp rèn luyện sinh viên phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp hoặc khuyến khích tinh thần kinh doanh trong giới trẻ. Một số trường sẽ có đặc quyền được làm việc với chính phủ và góp phần vào công tác hoạch định chính sách hay dự án công lớn.

bo-truong-giao-duc-singapore-truong-dai-hoc-dung-chay-theo-bang-xep-hang

Bộ trưởng Ong Ye Kung nói chuyện với sinh viên tại Đại học Quản lý Singapore vào ngày 25/6 vừa qua. Các trường đại học phải nuôi dưỡng và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Ảnh: Strait Times

Một trong những lý do ngài Bộ trưởng Ong ngưỡng mộ các trường đại học Mỹ là khả năng “sản xuất” ra Ben Bernankes và Janet Yellens. Họ dành hầu hết thời gian vào nghiên cứu và giảng dạy nhưng khi cần thiết, họ bước ra và đảm nhận các vai trò chủ chốt mang tính toàn cầu.

Các trường đại học Singapore phải hướng đến trở thành một đầu não tập trung nhân tài và nhà chuyên môn trong nhiều ngành và lĩnh vực. Để làm như vậy, họ phải có hệ thống quản lý tài năng, thừa nhận một định nghĩa mở rộng về sự đóng góp và tác động - một trong đó là không bị định nghĩa hạn hẹp, chỉ thông qua số lượng các nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế.

Nếu làm đúng như vậy, IHLs sẽ dần dần xây dựng được cở sở dữ liệu đa dạng và chuyên sâu về nhân tài trong các ngành và lĩnh vực, lấy từ các trường đại học, doanh nghiệp và chính phủ. Họ sẽ là một lực lượng xã hội đáng kể cho sự phát triển.

Hãy xây dựng cơ sở dữ liệu về các nhân tài tiến hành nghiên cứu để nâng cao kiến thức của xã hội về khoa học và nhân văn với mục đích mang công nghệ tiên tiến vào thay đổi doanh nghiệp và ngành công nghiệp, áp dụng hiểu biết và ý tưởng vào việc hình thành và hoàn thiện các chính sách công.

IHLs phải có những người sẽ bước ra để gánh vác trách nhiệm chung, và làm việc cùng với chính phủ trong các dự án lớn. Họ phải nuôi dưỡng, hướng dẫn và truyền cảm hứng cho những người trẻ thông qua giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy phải có những thông điệp đạo đức.

Sau khi nhận được một nền giáo dục tốt và được hưởng lợi từ hệ thống Singapore, những người trẻ có bổn phận đối với xã hội nói chung. Bổn phận làm mọi thứ tốt đẹp hơn, làm cho đất nước phát triển hơn.

Quỳnh Linh (theo Strait Times)

VNExpress

Bộ trưởng Giáo dục, Singapore, bảng thành tích, đại học, nhân tài


© 2021 FAP
  937,761       1/1,205