Thế giới

Mỹ đề nghị các nước cắt giảm số nhân công Triều Tiên

Quan chức Mỹ coi việc các nước cắt giảm số lao động đến từ Triều Tiên sẽ khiến Bình Nhưỡng giảm lượng ngoại tệ thu về.

Công nhân Triều Tiên làm việc trong công ty Hàn Quốc ở khu công nghiệp chung Kaesong. Ảnh: Reuters.

Công nhân Triều Tiên làm việc trong công ty Hàn Quốc ở khu công nghiệp chung Kaesong. Ảnh: Reuters.

Quan chức Mỹ giấu tên hôm qua nói với Reuters rằng chính quyền Tổng thống Obama đang gia tăng áp lực kinh tế lên Triều Tiên qua việc kêu gọi các nước cắt giảm nguồn cung cấp ngoại tệ cho Bình Nhưỡng. 

Danh sách các nước được đề nghị cắt giảm nhân công Triều Tiên chưa được công bố, song quan chức Mỹ nói không có tên của Trung Quốc và Nga, hai nước có nhiều người Triều Tiên làm việc nhất. 

Liên Hợp Quốc ước tính có 50.000 người Triều Tiên làm việc ở nước ngoài, mỗi năm mang về 1,2 tỷ đến 2,3 tỷ USD. Nhiều người tin rằng Triều Tiên còn xuất khẩu lao động sang châu Phi, các nước Trung Đông như Qatar, nơi diễn ra World Cup 2022.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết lệnh trừng phạt Triều Tiên được Tổng thống Obama ký ngày 16/3 cung cấp các công cụ để Mỹ có thể nhằm vào các mục tiêu lao động. 

Cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Triều Tiên giữa Washington và Bình Nhưỡng đã thất bại. Triều Tiên sở hữu công nghệ hạt nhân bị Mỹ coi là mối đe dọa với các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Mỹ hôm 6/7 lần đầu tiên Mỹ áp đặt trừng phạt với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đưa quan chức Triều Tiên vào sổ đen do "lạm dụng nhân quyền". Bình Nhưỡng lên án lệnh trừng phạt là "tội ác ghê tởm", yêu cầu Washington thu hồi hoặc "mọi cấp độ và kênh liên lạc ngoại giao giữa Triều Tiên và Mỹ sẽ bị cắt đứt ngay lập tức".

Mỹ và Triều Tiên không có quan hệ ngoại giao chính thức, dù hai bên vẫn duy trì một kênh liên lạc thông qua phái đoàn ngoại giao của Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc ở New York.

Xem thêm: Mỹ lần đầu tiên áp đặt lệnh trừng phạt Kim Jong-un

Văn Việt

VNExpress

lao động Triều Tiên, công nhân Triều Tiên, Mỹ trừng phạt Triều Tiên


© 2021 FAP
  3,779,161       2/448